Mục lục
Nghiên cứu này vừa được công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NAS) thông qua, trung bình 1 lít nước đóng chai có thể chứa 240.000 mảnh nhựa, gấp 100 lần kết quả trước đây.
Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã soi kính hiển vi tán xạ Raman kích thích (SRS), sử dụng 2 tia laser quét qua mẫu thử để tạo cộng hưởng phân tử cụ thể, sau đó sẽ tiến hành phân tích thông qua thuật toán.
Kết quả cho thấy trong 1 lít nước đóng chai chứa 110.000 tới 370.000 mảnh nhựa trung bình ở mức khoảng 240.000 hạt/lít, trong đó 90% là hạt nhựa nano, 10% còn lại là hạt vi nhựa. Đối với các kỹ thuật phân tích trước đây chỉ phát hiện khoảng 300 hạt nano mỗi lít.
Thêm vào đó, loại nhựa xuất hiện nhiều nhất là nylon, có khả năng đến từ các bộ lọc nhựa dùng để lọc nước, và nhựa polyetylen terephthalate (PET), nguyên liệu phổ biến trong sản xuất vỏ chai.
Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết thêm, hạt nhựa PET có thể vỡ ra thành nhiều hạt nhỏ hơn khi đóng mở nắp chai, bóp mạnh hoặc để ở nơi nhiệt độ cao. Nhóm nghiên cứu cũng mở rộng nghiên cứu sự tồn tại của nhựa trong nước máy nơi được cho là có chứa hạt vi nhựa nhưng ở mức độ thấp hơn.
Nghiên cứu đã chỉ rõ hơn về những rủi ro khi sử dụng nước đóng chai. Bởi các hạt nhựa chứa các hóa chất có thể làm gián đoạn quá trình giải phóng hormone tự nhiên của cơ thể người từ đó gây ra ung thư và rối loạn nội tiết.
Dưới góc nhìn khoa học, Giáo sư Lê Huy Bá, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM khuyến cáo, với các ưu điểm vượt trội được thừa nhận trong nhiều lĩnh vực, nên không thể tẩy chay vai trò của nhựa, nhưng phải tìm biện pháp để thu hồi - xử lý rác thải nhựa theo quy trình tái tạo trong nền kinh tế tuần hoàn.
Trước tiên bằng cách kiểm soát, thu hồi nhựa thải và giải pháp công nghệ sẽ ngăn chặn sự phát triển đáng sợ của hạt vi nhựa. Về lâu dài cần phân loại rác ngay từ nguồn để rác thải nhựa được tách biệt, thu gom triệt để, sau đó xử lý.