Mục lục
Nằm trong vòng đai nội chí tuyến cự giải, Bắc bán cầu gần xích đạo, Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Dự báo thời tiết Kiên Giang tại Thời Tiết Số được cập nhật chính xác về nhiệt độ, khí hậu, lương mưa…. Qua đó, bạn chủ động sắp xếp thời gian công việc, chuyến đi du lịch thêm ý nghĩa, vui vẻ.
Tổng quan Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ với diện tích 6346,3km2. Phần lớn nơi đây gồm thành phố Rạch Giá và tỉnh Hà Tiên cũ. Bên cạnh đó, tỉnh sở hữu diện tích lớn nhất Tây Nam Bộ, lớn thứ 2 tại Nam Bộ sau Bình Phước.
Nhưng vào thời nhà Nguyễn toàn bộ tỉnh Kiên Giang thuộc Hà Tiên. Tỉnh lị nơi đây hiện nay là thành phố Rạch Giá cách Cần Thơ 120km và TPHCM 120km. Hiện tại Kiên Giang là tỉnh nằm ở vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2018, về số dân đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 11 và đứng 19 GRDP, top 31 về GRDP bình quân đầu người….
Vị trí địa lý Kiên Giang
Dễ nhận thấy, Kiên Giang nằm tận cùng phía Tây Nam – Việt Nam, lãnh thổ gồm hải đảo, đất liền. Trong đó, phần đất liền nằm tọa độ 9°23'50 - 10°32'30 vĩ Bắc và 104°26'40 - 105°32'40 kinh Đông. Tỉnh có vị trí địa lý như:
- Phía Bắc tiếp giáp với Kampot – Campuchia có đường biên giới dài 56,8km.
- Phía Nam tiếp giáp Cà Mau.
- Phía Tây tiếp giáp vịnh Thái Lan sở hữu đường bờ biển dài 200km.
- Phía Đông tiếp giáp An Giang, Hậu Giang và Bạc Liêu, TP. Cần Thơ.
Phần hải đảo của tỉnh Kiên Giang nằm trong vịnh Thái Lan với hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ. Theo đó, lớn nhất là đảo Phú Quốc, xa nhất quần đảo Thổ Chu và tập trung thành 5 quần đảo gồm Hà Tiên, Bà Lụa, An Thới, Nam Du, Thổ Chu.
- Cực Bắc nằm ở xã Tân Khánh Hòa, Giang Thành.
- Cực Nam thuộc địa phận xã Vĩnh Long, Vĩnh Thuận.
- Cực Tây nằm ở phường Mỹ Đức, Hà Tiên.
- Cực Đông tọa lạc xã Hòa Lợi, Giồng Riềng.
Kiên Giang sở hữu vị trí chiến lược quan trọng nằm trong vùng vịnh Thái Lan và tiếp giáp với các nước thuộc Đông Nam Á. Do đó, tỉnh có điều kiện thuận lợi mở rộng giao lưu kinh tế cùng nước trong khu vực và đóng vai trò cầu nối tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài.
Khí hậu, thời tiết Kiên Giang
Vì nằm vĩ độ thấp, tiếp giáp biển nên tỉnh Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa và nóng ẩm quanh năm. Thời tiết Kiên Giang trung bình tháng 27 – 27,5 độ C và lượng mưa đạt 1.600 – 2.000 mm đất liền, vùng đảo Phú Quốc khoảng 2.400 – 2.800 mm. Không những vậy, thời tiết Kiên Giang có 2 mùa mưa, khô rõ rệt. Trong đó:
- Mùa mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 – 11, tập trung chủ yếu vào tháng 9, 10, 11 với lượng mưa trung bình khoảng 2.146,8 mm thuận lợi sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Trong mùa mưa độ ẩm tại Kiên Giang cao trung bình 81 – 82% tạo điều kiện cây cối phát triển. Tuy nhiên, điều này gây ra vấn đề về sức khỏe như viêm mũi dị ứng, cảm cúm.
- Mùa khô
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 – 3 năm sau có ít mưa khoảng 100 – 200 mm, độ ẩm thấp, thuận lợi cho du lịch tại Kiên Giang. Tuy nhiên, lượng mưa thấp gây khó khăn cho việc nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, mùa khô độ ẩm thấp, trung bình khoảng 60 – 70% gây ra vấn đề về sức khỏe như nứt nẻ, da khô. Đồng thời, thời tiết Kiên Giang nóng bức khó chịu khiến người dân uể oải.
Hiện tại, Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng mưa chiếm tỷ trọng đáng kể, đặc biệt cuối mùa mưa. Đồng thời, thời tiết Kiên Giang không rét và ít thiên tai, có ánh sáng, nhiệt lượng dồi dào nên thuận lợi phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Nếu có dự định du lịch Kiên Giang bạn hãy theo dõi:
Dự báo thời tiết Kiên Giang 3 ngày tới
Dự báo thời tiết Kiên Giang 5 ngày tới
Dự báo thời tiết Kiên Giang 7 ngày tới
Dân cư, con người Kiên Giang
Đến ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Kiên Giang đạt 1.923.067 người với mật độ dân số 272 người/km2. Cụ thể:
- Thành thị đạt 587.800 người và chiếm 28,3% dân số toàn tỉnh.
- Nông thôn đạt 1.335.267 người và chiếm 71,7% dân số.
- Dân số nam chiếm 973.236 người, nữ đạt 949.831 người.
- Tỷ lệ tăng tự nhiên theo địa phương tăng 10,8 ‰ và tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2022 đạt 35,6%.
Về dân tộc, tôn giáo, Kiên Giang có hơn 15 dân tộc khác nhau. Trong đó, người Kinh chiếm 85,5%, người Khmer khoảng 12,2%, người Hoa 2,2% và một số dân tộc khác. Tính đến 1/4/2019, toàn tỉnh có 12 tôn giáo đạt 513.283 người, nhiều nhất Phật Giáo khoảng 272.662 người, Công giáo 136.789 người, đạo Cao Đài 49.697 người
Người dân Kiên Giang cần cù, chịu khó và sáng tạo trong lao động sản xuất, đặc biệt hiếu khách, thân thiện. Đồng thời, họ có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và sẵn sàng giúp đỡ trong lúc khó khăn. Những phẩm chất này kết hợp thời tiết Kiên Giang thuận lợi góp phần tạo nên sức mạnh cho tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Từ đó, tỉnh từng bước hội nhập với khu vực cũng như thế giới.
Du lịch, văn hóa, lễ hội Kiên Giang
Du lịch, văn hóa và lễ hội Kiên Giang đa dạng giúp bạn thoải mái chiêm ngưỡng. Nhờ khí hậu và thời tiết Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên du lịch phát triển vượt bậc. Trong đó một số địa điểm nổi tiếng bạn nên tham quan:
- Khu dự trữ sinh quyển ven biển, biển đảo Kiên Giang được UNESCO công nhận là nơi dự trữ sinh quyển thế giới. Địa điểm này đa dạng, đặc sắc về cảnh quan, hệ sinh thái gồm rừng trên núi đá, rừng tràm trên đất ngập nước, hệ sinh thái biển….
- Thắng cảnh chùa Hang với hòn Phụ Tử hấp dẫn, nổi tiếng.
- Thạch Động cách biên giới Campuchia khoảng 3km đường chim bay. Bên trong rộng rãi để du khách viếng chùa, ngắm biên giới bên tay gió biển thổi lộng.
- Đảo Phú Quốc được yêu thích vì vẻ hoang sơ.
Kiên Giang nằm phía Tây Nam – Việt Nam đây là nơi giao thoa văn hóa của các vùng miền, bản sắc văn hóa tỉnh nhà. Do đó, được thể hiện thông qua lĩnh vực ẩm thực, văn học, lễ hội, nghệ thuật, làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực nơi đây đa dạng với hàng trăm món khác nhau như: Cháo môn, cá nhồng, sò huyết Hà Tiên, nước mắm Phú Quốc…. Ngoài ra, Kiên Giang có làng nghề truyền thống đặc sắc gồm nắn nồi Hòn Đất, đan đệm bàng, làm huyền phách….
Tại Kiên Giang có nhiều lễ hội truyền thống đậm bản sắc văn hóa người địa phương có thể kể đến như
- Lễ hội Nghinh Ông Hòn Sơn lớn nhất Kiên Giang tổ chức vào ngày 15 – 16/10 hàng năm. Mục đích của lễ hội nhằm cầu mong ngư dân ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống hạnh phúc ấm no.
- Giỗ tổ Hùng Vương tổ chức ngày 10/3 âm lịch tại các địa phương trên cả nước. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn vua Hùng, người đã có công dựng và giữ nước.
- Lễ hội Nguyễn Trung Trực tổ chức từ ngày 27- 29/8 âm lịch. Nhằm tưởng nhớ công lao người anh hùng, có công đánh chìm tàu chiến Pháp ở Rạch Giá năm 1862.
Ngoài ra, thời tiết Kiên Giang đẹp nên có nhiều lễ hội truyền thống khác như lễ hội đua thuyền Phú Quốc, Dinh Bà Ông Lang, Đinh Thần Dương Đông…. Có thể thấy, địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa giúp vùng đất sở hữu đặc trưng riêng. Thời tiết Kiên Giang góp phần không nhỏ trong việc tạo điều kiện phát triển kinh tế và du lịch. Cũng vì thế, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.
Qua nội dung chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan về vị trí địa lý, văn hóa, lễ hội, con người và thời tiết Kiên Giang. Đừng quên cập nhật thêm dự báo thời tiết của các tỉnh thành khác tại Thời tiết số bạn nhé.