Thời tiết Bạc Liêu

mưa vừa

28°

mưa vừa

Cảm giác như 33°
Nhiệt độ tại Bạc Liêu
Thấp/Cao

27°

/

28°

Độ ẩm tại Nghệ An
Độ ẩm

82%

Tầm nhìn tại Nghệ An
Tầm nhìn

10 km

Gió tại Nghệ An
Gió

3.55 km/h

Nhiệt độ Bạc Liêu

Ngày
Nhiệt độ ban ngày tại Nghệ An
31° / 27°
Đêm
Nhiệt độ ban đêm tại Nghệ An
28° / 27°
Sáng
Nhiệt độ sáng tại Nghệ An
31° / 31°
Tối
Nhiệt độ đêm tại Nghệ An
27° / 27°

Mục lục

Cùng Thời tiết số cập nhật những thông tin chính và và nhanh chóng nhất về khí hậu thời tiết Bạc Liêu - Dự báo thời tiết Bạc Liêu hôm nay và ngày mai. Theo dõi những nội dung sau đây để có cái nhìn tổng quan chính xác nhất và mới nhất về đặc điểm thời tiết Bạc Liêu nhé!

Tổng quan Bạc Liêu

Vào đầu năm 1976, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam quyết định hợp nhất hai tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau, tạo thành tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau. Gần giữa năm 1976, tỉnh này chuyển đổi tên thành tỉnh Minh Hải. Ngày 1-1-1997, tỉnh Bạc Liêu được tái lập lần thứ hai và duy trì tên gọi cho đến ngày nay.

Bạc Liêu thuộc Đồng bằng sông Cửu Long
Bạc Liêu thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

Về địa hình, Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu đồng bằng và kênh đào chằng chịt, với độ cao trung bình khoảng 0,8 đến 1,5m so với mặt biển. Hướng nghiêng của địa hình là từ đông bắc xuống tây nam, có độ nghiêng trung bình khoảng 1 đến 1,5 cm/km. khu vực từ Ấp Gò Cát thuộc xã Điền Hải đến thị trấn Gành Hào thuộc huyện Đông Hải đang chứng kiến quá trình sạt lở bờ biển mạnh mẽ, với tốc độ khoảng 10m/năm.

Về kinh tế, Bạc Liêu với bờ biển dài 56km và diện tích biển lên đến 40.000 km2, là một ngư trường phong phú với hơn 661 loài cá. Nhờ vào thời tiết Bạc Liêu ôn hòa kết hợp với bờ biển thấp và bằng phẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề làm muối, đánh bắt tôm và cá. 

Tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện. Trong đó có 64 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường, 5 thị trấn và 49 xã. 

Vị trí địa lý Bạc Liêu

Bạc Liêu thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trên bán đảo Cà Mau, có diện tích đất tự nhiên là 2.669 km², chiếm khoảng 0,8% diện tích cả nước và xếp thứ 7 trong khu vực. Tỉnh tiếp giáp với Hậu Giang và Kiên Giang ở phía Bắc, Sóc Trăng ở phía Đông và Đông Bắc, Cà Mau ở phía Tây và Tây Nam, giáp biển Đông với bờ biển dài 56km ở phía Đông và Đông Nam.

Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu
Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu

Vị trí địa lý quan trọng của Bạc Liêu trên tuyến đường giao thông quốc lộ 1A, cách Cần Thơ khoảng 110km và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 280km về phía Bắc. Tỉnh đã và đang phát triển các tuyến đường như Ngã Bảy – Cà Mau, Nam Sông Hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa của tỉnh.

Bạc Liêu sở hữu một hệ thống sông ngòi và kênh đào chằng chịt quan trọng, đóng vai trò quyết định trong các hoạt động như tưới tiêu, thâm canh, tăng vụ và đặc biệt là rửa phèn, rửa mặn cho đất. Hệ thống này có thể được chia thành hai nhóm chính:

  • Nhóm 1: Hướng ra hải lưu phía nam, bao gồm sông Gành Hào (dài 55km) với các nhánh như rạch Giồng Ké, rạch Lộ, rạch Nhà Thờ, rạch Cái Keo, rạch Gốc, và sông Mỹ Thanh (70km) với các nhánh như rạch Lé, rạch Bạc Liêu (dài 35km), rạch Trò Nho, rạch Trà Niêu, rạch Trà Teo.
  • Nhóm 2: Hướng ra sông Ba Thắc bao gồm rạch Ba Xuyên và các nhánh nhỏ của rạch Ba Xuyên.

Khí hậu, thời tiết Bạc Liêu     

Bạc Liêu nằm ở cực Nam Việt Nam và thuộc vĩ độ thấp nên đặc điểm thời tiết Bạc Liêu là cận xích đạo gió mùa (nhiệt đới gió mùa). Khí hậu thời tiết Bạc Liêu được phân chia rõ rệt thành hai mùa chính: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ ổn định trung bình dao động từ 26 – 27 độ C, tháng 5 là thời kỳ nóng nhất (35 – 36 độ C), trong khi tháng 1 là thời kỳ lạnh nhất (khoảng 20 độ C). Biên độ nhiệt trung bình là khoảng 3,6 độ C.

Biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ qua các tháng ở Bạc Liêu
Biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ qua các tháng ở Bạc Liêu 

Bạc Liêu có lượng mưa trung bình hằng năm khoảng trên 1700mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa, chiếm hơn 93% tổng lượng mưa. Mưa giảm dần từ tây sang đông và không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh. Mưa thường xuất hiện dưới dạng đợt kéo dài từ 7 đến 20 ngày, thậm chí có đợt kéo dài hơn 1 tháng. 

Về gió, Bạc Liêu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, với hai mùa gió chính: gió mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10 với hướng chủ yếu là Tây và Tây Nam; Gió mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thổi chủ yếu từ hướng Đông. Cả hai mùa gió đều ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là trong mùa hạ khi có thể xuất hiện hiện tượng vòi rồng và giông sét.

Dự báo thời tiết Bạc Liêu ngày mai

Dự báo thời tiết Bạc Liêu 3 ngày tới

Dự báo thời tiết Bạc Liêu 5 ngày tới

Dân cư, con người Bạc Liêu

Dân số trung bình của tỉnh Bạc Liêu năm 2022 là 921.809 người với lực lượng lao động 15 tuổi trở lên chiếm chiếm khoảng 64%. Không giống các tỉnh miền Trung, miền Bắc, dân cư Bạc Liêu không phát triển từ hình thức "lũy tre làng" mà đa phần là dân "xiêu tán", đến từ xa để tìm kiếm cuộc sống. Đây là sự pha trộn giữa người Kinh, Khơ-me và người Hoa, tạo nên cộng đồng đa dạng 1 phần nhờ vào vị trí địa lý và Thời tiết Bạc Liêu.

Người dân Bạc Liêu hiền lành, mến khách
Người dân Bạc Liêu hiền lành, mến khách 

Người dân Bạc Liêu thường thể hiện tính cách nông dân thôn dã, chất phác và dám phản kháng mạnh mẽ trước bất công xã hội. Sự bộc trực và chân thành cởi mở là những đặc điểm quan trọng của cộng đồng này. Cụ thể, dưới thời Pháp thuộc, người dân Bạc Liêu in đậm tính lưu dân của người Việt, với tinh thần thực tiễn nhưng thiếu chữ. Tính xa xỉ và tiêu xài của một số người giàu được gọi với cái tên "công tử Bạc Liêu".

Trong giao tiếp, người trung niên thường kết thân nhau và làm "ní" (người cùng tuổi). Cách gọi nhau giữa người Kinh và Khơ-me là "hia", "chế", trong khi giữa Kinh và Hoa thường là "hia", "chế" thay cho anh, chị. Tính đoàn kết và sự hỗ trợ trong cộng đồng là nổi bật, đặc biệt khi đối mặt với khó khăn, thử thách. 

Du lịch, văn hóa, lễ hội Bạc Liêu

Bạc Liêu đón nhận sự đan xen của ba dòng văn hóa chính: Kinh, Khơ-me và Hoa nên văn hóa lễ hội ở đây có sự hòa trộn đan xen giữa các cộng đồng. Những lễ hội truyền thống như cúng đình, thờ thần, lễ hội chào mặt trăng và nhiều lễ hội khác là đặc trưng ở mảnh đất này. Người Kinh ở Bạc Liêu thường thực hiện các lễ hội truyền thống như lễ cúng đình và thờ thần hoàng bổn cảnh. Ngoài ra, họ còn tham gia các đại lễ như Kỳ Yên, hay còn được biết đến với tên gọi là lễ thượng điền, diễn ra giữa tháng 5 âm lịch, lễ thắp miếu và lễ hạ điền được tổ chức vào giữa tháng 12 âm lịch.

Bạc Liêu có đa dạng lễ hội văn hóa
Bạc Liêu có đa dạng lễ hội văn hóa 

Đồng bào Khơ-me ở Bạc Liêu thường tổ chức lễ hội đón chào năm mới  hay còn được gọi là Chol-Chnam-Thmây vào giữa tháng 4 dương lịch. Họ cũng có lễ hội chào mặt trăng, hay Oóc-Om-Boóc, diễn ra vào ngày rằm tháng 10 âm lịch. Ngoài ra, lễ hội Đôn-ta cũng là một sự kiện quan trọng, thường được tổ chức để thực hiện việc xá tội vong nhân theo đạo lý nhà Phật. 

Bạc Liêu có những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc như bản vọng cổ của bác Sáu Lầu, chuyện vui của bác Ba Phi, nói thơ điệu Bạc Liêu của ông Thái Đắc Hàn và vè của ông Bửu Trượng. Vị trí địa lý và thời tiết Bạc Liêu là các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch, văn hóa cũng như lễ hội vùng đất này. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm khí hậu Bạc Liêu cũng như vị trí địa lý dự báo thời tiết, dân cư con người và văn hóa du lịch vùng đất này. Hy vọng bài viết trên của Thời tiết số sẽ mang lại những thông tin hữu ích.

Mở rộng