Thời tiết Tuyên Quang

mây đen u ám

39°

mây đen u ám

Cảm giác như 46°
Nhiệt độ tại Tuyên Quang
Thấp/Cao

39°

/

39°

Độ ẩm tại Nghệ An
Độ ẩm

49%

Tầm nhìn tại Nghệ An
Tầm nhìn

10 km

Gió tại Nghệ An
Gió

1.28 km/h

Nhiệt độ Tuyên Quang

Ngày
Nhiệt độ ban ngày tại Nghệ An
25° / 25°
Đêm
Nhiệt độ ban đêm tại Nghệ An
35° / 26°
Sáng
Nhiệt độ sáng tại Nghệ An
25° / 25°
Tối
Nhiệt độ đêm tại Nghệ An
25° / 26°

Mục lục

Thời tiết Tuyên Quang mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vì thế, tại đây sẽ mát mẻ khi mùa xuân đến, nóng ẩm mưa nhiều vào mùa hè, mùa thu nắng nhẹ và mùa đông lạnh.  Vì thế, việc cập thời diễn biến thời tiết Tuyên Quang tại Thời Tiết Số giúp bạn thực hiện dự định một cách trọn vẹn. 

Tổng quan Tuyên Quang

Tuyên Quang là tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 165km. Tại đây có nhiều ngọn núi cao trên 2.000m, cánh rừng rộng lớn với hơn 1.000 loại thuốc quý.

Địa hình Tuyên Quang khá phức tạp khi bị các dãy núi cao, sông suối chia cắt, nhất là ở phía Bắc. Đi về phía Nam, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn. Có thể chia tỉnh thành 3 vùng địa hình như sau: 

  • Vùng núi phía Bắc (Chiêm Hóa, Na Hang, Hàm Yên, Yên Sơn) có độ cao phổ biến từ 200 – 600m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250.
  • Vùng đồi núi giữa tỉnh (Yên Sơn, TP Tuyên Quang, Sơn Dương) với độ cao trung bình dưới 500m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam.
  • Vùng đồi núi phía Nam là khu vực phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc trưng địa hình trung du.
Tuyên Quang thuộc khu vực trung du miền núi
Tuyên Quang thuộc khu vực trung du miền núi

Tuyên Quang có những tuyến đường giao thông quan trọng là: Quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 2C và quốc lộ 279. Hệ thống sông ngòi của địa bàn tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy qua. Các sông chính điển hình như: Sông Gâm, sông Lô, sông Năng hay sông Phó Đáy. 

Vị trí địa lý Tuyên Quang

Tuyên Quang là tỉnh miền núi có tọa độ địa lý 21o30’- 22o40’ vĩ độ Bắc và 103o50’-105o40’ kinh độ Đông. Địa phương này tiếp giáp với các tỉnh thành sau: 

  • Phía Bắc giáp Hà Giang.
  • Phía Đông giáp Bắc Kạn, Thái Nguyên.
  • Phía Tây giáp yên Bái.
  • Phía Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc.

Các điểm cực của tỉnh cụ thể là: Điểm cực Bắc tại xã Phúc Yên (huyện Lâm Bình), điểm cực Đông tại xã Đà Vị (huyện Na Hang), huyện cực Tây tại xã Yên Lâm (huyện Hàm Yên) và điểm cực Nam tại xã Đại Phú (huyện Sơn Dương). Thành phố Tuyên Quang của tỉnh Tuyên Quang là đầu mối giao thông trong tỉnh và liên tỉnh giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc nước ta. Trên địa bàn có các đường tỉnh và quốc lộ chạy qua: Quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 2C và đường tỉnh ĐT.186.  Về mặt đường thủy có sông Lô, tàu lớn xuôi đến Việt Trì, Hà Nội và nhiều tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Vào mùa mưa, tàu nhỏ có thể đi ngược sông rất thuận lợi trong việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương trong, ngoài tỉnh. 

Khí hậu, thời tiết Tuyên Quang

Thời tiết Tuyên Quang chịu ảnh hưởng của lục địa Bắc Á Trung Hoa, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vì thế, tại đây 1 năm có 4 mùa đặc trưng với mùa xuân mát mẻ, mùa hè mưa nhiều, nóng ẩm, mùa thu nắng nhẹ, mùa đông lạnh và khô hạn.

Thời tiết Tuyên Quang phân thành 4 mùa rõ rệt
Thời tiết Tuyên Quang phân thành 4 mùa rõ rệt

Mưa bão tập trung từ tháng 5 – tháng 8, thường xuyên gây ra lũ lụt, lũ quét, có thể đi kèm hiện tượng mưa đá, gió lốc. Lượng mưa trung bình năm của địa phương này đạt từ 1.500 – 1.700mm và nhiệt độ trung bình năm đạt 22 – 24oC. Trong đó, nhiệt độ trung bình cao nhất của Tuyên Quang dao động khoảng từ 33 – 35oC, thấp nhất là 12 – 13oC. Tháng lạnh và có nhiệt độ thấp nhất là tháng 11, 12 âm lịch và thường kèm theo hiện tượng sương muối. 

Dự báo thời tiết Tuyên Quang 3 ngày tới

Dự báo thời tiết Tuyên Quang 5 ngày tới

Dự báo thời tiết Tuyên Quang 7 ngày tới

Dân cư, con người Tuyên Quang

Theo Tổng cục thống kê, tính đến năm 2022 tổng dân số của Tuyên Quang là 813.200 người. Mật độ dân số bình quân của tỉnh đạt 138 người/km2. Toàn tỉnh có 22 anh em dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 46% là dân tộc kinh, người Tày chiếm tỷ lệ 26%, người dao là 13%, dân tộc Sán Cháy 8%, còn lại là các dân tộc khác. Sự đa dạng về dân tộc đã tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng phong phú và đa sắc màu cho Tuyên Quang. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng, độc đáo, góp phần làm nên bản sắc riêng của vùng đất này.

Người Tày ở Tuyên Quang nổi tiếng với những làn điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng như: hát Then, hát Soọng cô, hát Sli, hát Lượn,... Những điệu múa truyền thống của người Tày cũng rất đặc sắc, như: múa Then, múa Sli, múa Lượn,...Người Dao ở Tuyên Quang có nhiều nét văn hóa đặc sắc, nổi bật như: lễ hội Gầu Tào, lễ cấp sắc, lễ mừng cơm mới,... Những điệu múa truyền thống của người Dao cũng rất độc đáo, như: múa Dao tiền, múa Dao đỏ, múa Dao đen,...

Người Sán Cháy ở Tuyên Quang có nhiều nét văn hóa đặc sắc, nổi bật như: lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Chọi trâu, lễ hội Nàng Hai,... Những điệu múa truyền thống của người Sán Cháy cũng rất ấn tượng, như: múa Sải, múa Khuổi, múa Lượn,... Ngoài ra, Tuyên Quang còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác như: Nùng, Mông, Thái, Kinh,... Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng, góp phần làm nên bản sắc riêng của vùng đất này.

Sự đa dạng về văn hóa đã tạo nên một sức hút đặc biệt cho Tuyên Quang. Nhiều du khách trong và ngoài nước đã đến với Tuyên Quang để tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất này. Không chỉ đa dạng về văn hóa, con người Tuyên Quang còn nổi tiếng với những phẩm chất tốt đẹp như: hiền lành, chất phác, thân thiện, đoàn kết,... Họ luôn có tinh thần lao động chăm chỉ, sáng tạo và chịu khó. Người dân nơi đây luôn gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa của quê hương, góp phần xây dựng Tuyên Quang ngày càng giàu đẹp.

Du lịch, văn hóa, lễ hội Tuyên Quang

Tuyên Quang nổi tiếng là địa phương có danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử phong phú. Dưới đây là một số điểm mạnh của vùng đất này thu hút đông đảo khách du lịch, cụ thể: 

  • Khu du lịch sinh thái Na Hang: Đây là thắng cảnh hữu tình nhất của tỉnh với những hồ nước trong xanh ngự trên núi cao. Bạn sẽ được trải nghiệm ngồi thuyền và chiêm ngưỡng cảnh sắc núi non hùng vĩ, thơ mộng. 
  • Đền Pác Tạ: Đền Pác Tạ là một trong những điểm cầu nguyện linh thiêng được nhiều tín đồ ghé thăm khi đến mảnh đất Tuyên Quang. Không chỉ vậy, nơi đây còn sở hữu không gian thiên nhiên trong lành giúp du khách trở nên thả lỏng, thư thái hơn.
  • Thác Mơ: Sở hữu vẻ đẹp thơ mộng và đầy chất trữ tình, thác Mơ là điểm đến thích hợp đối với các tín đồ yêu thích du lịch mạo hiểm. 
  • Động Song Long: Đây là điểm tham quan thú vị với khung cảnh ấn tượng, huyền bí. Trong động có nhiều khối thạch nhũ nhiều sắc màu, không gian cũng khá thoáng mát, dễ chịu nên được đông đảo du khách ghé thăm.
Tuyên Quang có nhiều điểm du lịch
Tuyên Quang có nhiều điểm du lịch

Tuyên Quang là mảnh đất cư trú của 22 dân tộc, mỗi đồng bào đều có những nét văn hóa và phong tục tập quán khác nhau. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 12 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia. 

Văn hóa phản ánh đời sống các dân tộc
Văn hóa phản ánh đời sống các dân tộc

Mỗi văn hóa đều phản ánh chân thực đời sống của dân tộc qua từng thời kỳ lịch sử. Điển hình như: Lễ cầu mùa, mừng lúa mới, một số trò chơi dân gian, đường nét kiến trúc độc đáo của di sản đền, chùa, đình,...

Những giá trị văn hóa hiện diện tại đây đã thể hiện đời sống vật chất và tinh thần phong phú của người dân nơi đây. Góp phần mang đến một Tuyên Quang giàu bản sắc, cuốn hút. 

Lễ hội

Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương ở Tuyên Quang. Dưới đây là một số lễ hội độc đáo bạn có thể ghé thăm khi du lịch vùng đất này, cụ thể: 

Lễ hội Tuyên Quang độc đáo, ý nghĩa
Lễ hội Tuyên Quang độc đáo, ý nghĩa
  • Lễ hội Thành Tuyên: Lễ Thành Tuyên là sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch quan trọng của tỉnh để đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền về con người, miền đất và giá trị di sản văn hóa Tuyên Quang. 
  • Lễ hội rước Mẫu: Lễ hội diễn ra từ ngày 10 – 16/2 âm lịch hàng năm. Lễ rước Mẫu thể hiện những nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân, giàu ý nghĩa nhân văn, luôn chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
  • Lễ hội Lồng Tông: Diễn ra từ ngày 4 – 5 tháng Giêng hàng năm, lễ hội được tổ chức với mục đích cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. 

Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc, Tuyên Quang là điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Vì vậy, đừng quên cập nhật tình hình thời tiết Tuyên Quang tại dự báo thời tiết để chủ động hơn trong lịch trình của mình bạn nhé! 

Mở rộng