Thời tiết Thừa Thiên Huế

mây thưa

36°

mây thưa

Cảm giác như 38°
Nhiệt độ tại Thừa Thiên Huế
Thấp/Cao

29°

/

36°

Độ ẩm tại Nghệ An
Độ ẩm

41%

Tầm nhìn tại Nghệ An
Tầm nhìn

10 km

Gió tại Nghệ An
Gió

0.91 km/h

Nhiệt độ Thừa Thiên Huế

Ngày
Nhiệt độ ban ngày tại Nghệ An
34° / 26°
Đêm
Nhiệt độ ban đêm tại Nghệ An
36° / 25°
Sáng
Nhiệt độ sáng tại Nghệ An
34° / 30°
Tối
Nhiệt độ đêm tại Nghệ An
27° / 25°

Dự báo thời tiết Thừa Thiên Huế những ngày tới

temperature
Ngày/đêm

34 °/36°

temperature
Sáng/tối

34 °/25°

pressure
Áp suất

1002 hPa

Mục lục

Thừa Thiên Huế nằm ở Bắc Trung Bộ, được mệnh danh là “xứ sở mộng mơ” với cảnh đẹp non nước hữu tình. Tỉnh thành này thường xuyên có mưa và xuất hiện nhiều cơn bão trong tháng 9, tháng 11. Cùng Thời tiết số cập nhật thông tin về thời tiết Thừa Thiên Huế hôm nay và ngày mai để bạn có thể chủ động chuẩn bị cho những lịch trình sắp tới.

Tổng quan Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm tại cực nam của vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung Việt Nam. Huế sở hữu vị trí chiến lược trên trục giao thông quan trọng Đông - Tây, nối liền Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Tỉnh này ở vị trí trung độ của cả nước, điểm kết nối quan trọng giữa hai trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế có diện tích lên đến 4.947,11 km và dân số đạt 1.160.224 người (năm 2022). Huế giáp Quảng Trị ở phía Bắc, Đà Nẵng ở phía Nam, Quảng Nam ở phía Tây Nam, dãy Trường Sơn hùng vĩ ở phía Tây và bờ biển Đông dài 120 km ở phía Đông. Thừa Thiên Huế có 09 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Huế, 2 thị xã Hương Thủy và Hương Trà cùng với 06 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông.

Huế cũng là tỉnh thành có bề dày lịch sử đáng ngưỡng mộ, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tỉnh thành này sở hữu 2 Di sản Văn hóa thế giới, bao gồm quần thể di tích Huế và Nhã nhạc cung đình Huế.

Vị trí địa lý Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở ven biển miền Trung Việt Nam, thuộc Bắc Trung Bộ, bao gồm phần đất liền và lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Huế cách thủ đô Hà Nội 675 km về phía Nam và thành phố Đà Nẵng 94 km về phía Bắc với dãy núi Bạch Mã là ranh giới tự nhiên. Vị trí địa lý của Thừa Thiên Huế nằm ở 16° – 16,8° vĩ độ Bắc và 107,8° – 108,2° kinh độ Đông, cụ thể:

Vị trí địa lý Thừa Thiên Huế
Vị trí địa lý Thừa Thiên Huế
  • Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị và Biển Đông;
  • Phía Đông giáp biển Đông;
  • Phía Tây giáp tỉnh Quảng Trị và tỉnh Saravane của CHDCND Lào;
  • Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và giáp tỉnh Sekong của CHDCND Lào.

Các điểm cực của Thừa Thiên Huế như sau:

  • Điểm cực Bắc: Thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền;
  • Điểm cực Nam: Vùng núi thượng nguồn khe Cha Moong, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông;
  • Điểm cực Tây: Bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới;
  • Điểm cực Đông: Bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí trung tâm của cả nước. Đồng thời, tỉnh này sở hữu đường bờ biển dài 120km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây. Với độ sâu 18-20m, đây là điều kiện lý tưởng để xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn. Thêm vào đó, cảng hàng không Phú Bài và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh tạo ra hệ thống giao thông tiện lợi.

Khí hậu, thời tiết Thừa Thiên Huế

Huế nằm ở phía Nam của khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ, thuộc vùng nội chí tuyến. Do vậy, tỉnh này có nền nhiệt độ khá cao và khí hậu nóng ẩm đặc trưng. Đồng thời, Huế cũng nằm trong khu vực chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Bắc và Nam. Điều này làm cho khí hậu ở Huế luôn chịu tác động của chế độ gió mùa đa dạng và có sự giao thoa giữa hai miền khí hậu.

Thời tiết Thừa Thiên Huế giao thoa giữa hai miền khí hậu Nam Bắc

Nhìn chung, phần lớn diện tích của Huế hình thành từ đồi núi với các dãy núi có độ cao đáng kể. Chính địa hình này hình thành một bức tường vòng cung tự nhiên, hạn chế sự xâm nhập của gió khô nóng từ hướng Tây Nam vào mùa hè và đón gió Đông Bắc vào mùa đông.

  • Mùa mưa: Mùa mưa tại Thừa Thiên Huế kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, đỉnh điểm là tháng 10 và tháng 11 với lượng mưa trung bình dao động từ 2.000mm đến 3.000mm mỗi năm. Lượng mưa tại địa phương này thường diễn ra đều đặn và phân bố khá đồng đều suốt cả năm. Tuy nhiên cũng có trải qua sự biến động giữa các năm do tác động của nhiều yếu tố khí hậu.
  • Mùa khô: Mùa khô tại Thừa Thiên Huế bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài đến tháng 8. Trong đó, tháng 4 và tháng 5 là giai đoạn có nhiệt độ cao nhất trong năm, dao động từ 28℃ đến 38℃. Đặc biệt, có những ngày nắng nóng đỉnh điểm khiến nhiệt độ có thể lên tới hơn 40℃.
  • Độ ẩm: Khí hậu của Thừa Thiên Huế đặc trưng bởi độ ẩm cao, duy trì ở mức khoảng 80% đến 90% trong suốt cả năm. Điều này xuất phát từ cấu trúc địa hình động với nhiều rừng, suối, sông, hồ và biển. Đồng thời, Huế nằm ở phía nam của Đông Dương - một khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và độ ẩm cao. Ngoài ra, độ ẩm lớn cũng tạo nên môi trường nóng ẩm và ngột ngạt trong những ngày nắng nóng.
  • Bão: Bão ở Thừa Thiên Huế thường xuất hiện vào mùa thu. Bão hoạt động ở Huế khoảng vào tháng 6, nhiều nhất là tháng 9, 10.

Để chủ động theo dõi thời tiết Thừa Thiên Huế và chủ động cho những lịch trình cá nhân, hãy theo dõi Thời tiết số để cập nhật nhanh chóng, chính xác nhất.

Nếu bạn có lịch trình cần di chuyển qua hoặc có công việc cần ở lại hãy theo dõi:

Dự báo thời tiết Thừa Thiên Huế 3 ngày tới

Dự báo thời tiết Thừa Thiên Huế 5 ngày tới

Dự báo thời tiết Thừa Thiên Huế 7 ngày tới

Dân cư, con người Thừa Thiên Huế

Theo số liệu thống kê đến năm 2022, dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế là 1.160.224 người, trong đó có 578.223 nam và 582.001 nữ. Về phân bố, 612.827 người sinh sống ở khu đô thị, trong khi 547.397 người sống tại vùng nông thôn. Thừa Thiên - Huế có 46 xã miền núi. Đây nơi cư trú của đồng bào thuộc các dân tộc Tà Ôi, Cơ-tu, Bru - Vân Kiều, Hoa, Mường, Thái và Thổ với tổng số hơn 54.350 người.

Người Huế chịu thương, chịu khó
Người Huế chịu thương, chịu khó

Trên địa bàn tỉnh có 10 tôn giáo khác nhau, bao gồm 746.935 tín đồ. Trong đó, Phật giáo chiếm đa số với 680.290 người, tiếp theo là Công Giáo với 65.997 người. Đạo Tin Lành có 392 người, trong khi đạo Cao Đài có 220 người. Các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Minh Sư đạo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Baha'i giáo và Bà La Môn chiếm số lượng không đáng kể. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 56%.

Du lịch, văn hóa, lễ hội Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, Thành Phố Huế của Việt Nam dưới thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn. Nơi đây không chỉ là mảnh đất địa linh nhân kiệt mà còn là “bảo tàng sống” với hơn 700 năm lịch sử Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế được giữ gìn và kế thừa giá trị biểu trưng cho trí tuệ, tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Huế được UNESCO công nhận 7 di sản vật thể và phi vật thể quý giá. Thành phố lưu giữ hơn 1.000 di tích, trong đó có 166 di tích được công nhận ở các cấp, hơn 500 lễ hội và 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được liệt kê trong danh mục Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bao gồm: Ca Huế (2015), Nghề dệt Dèng của dân tộc Tà Ôi (2016) và Lễ hội truyền thống ADa Koonh (Mừng lúa mới) của người Pa Cô (2019).

Festival Huế - nâng tầm bản sắc văn hóa Việt

Thừa Thiên Huế là tỉnh duy nhất hội tụ tất cả các dạng địa hình của Việt Nam từ núi cao đến biển khơi. Thiên nhiên đã “ưu ái” ban tặng cho nơi này những vẻ đẹp kỳ vĩ như sông Hương, núi Ngự, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Vườn quốc gia Bạch Mã, Vịnh Lăng Cô,...

Đặc biệt, Huế cũng nổi bật với những lễ hội mang đậm giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc như lễ hội Thanh Trà, lễ hội điện Hòn Chén, Festival Huế, lễ hội làng bún Phú Đô, lễ hội Đu Tiên,... 

Trên đây là toàn bộ thông tin về thời tiết Thừa Thiên Huế cũng như một số nét tổng quan về “xứ Kinh Kỳ” này. Hãy theo dõi website Thời tiết số để cập nhật thông tin về thời tiết trên cả nước nhanh chóng và chính xác nhất.
 

Mở rộng