Thời tiết Thanh Hóa

mây đen u ám

30°

mây đen u ám

Cảm giác như 37°
Nhiệt độ tại Thanh Hóa
Thấp/Cao

29°

/

30°

Độ ẩm tại Nghệ An
Độ ẩm

85%

Tầm nhìn tại Nghệ An
Tầm nhìn

10 km

Gió tại Nghệ An
Gió

0.84 km/h

Nhiệt độ Thanh Hóa

Ngày
Nhiệt độ ban ngày tại Nghệ An
26° / 27°
Đêm
Nhiệt độ ban đêm tại Nghệ An
30° / 28°
Sáng
Nhiệt độ sáng tại Nghệ An
26° / 29°
Tối
Nhiệt độ đêm tại Nghệ An
27° / 28°

Mục lục

Thanh Hóa, tỉnh thành thuộc Bắc Trung Bộ, mang đậm đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Mùa xuân có tiết trời ấm áp, mùa hạ nắng nóng, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh giá. Cùng Thời tiết số cập nhật chi tiết thông tin về thời tiết Thanh Hóa hôm nay và ngày mai để bạn có thể chủ động cho những lịch trình riêng của mình.

Tổng quan Thanh Hóa

Thanh Hóa nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Về mặt hành chính, tỉnh Thanh Hóa đóng vai trò là trung tâm, liên kết với vùng Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu của Thanh Hóa thuộc vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng và lạnh đặc trưng. Nhiệt độ trung bình dao động khoảng 23,8 - 24,5°C.

Tỉnh Thanh Hóa
Tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa hốc dần từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam. Các đồi núi ở phía Tây Bắc có độ cao từ 1.000 m đến 1.500 m, thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam. Với 3/4 diện tích là đồi núi, Thanh Hóa là nguồn lực tiềm năng đáng kể cho kinh tế lâm nghiệp và sản xuất lâm sản đa dạng.

Vị trí địa lý Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa nằm ở cực bắc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung. Tỉnh thành này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của vùng Bắc Trung Bộ cũng như cả đất nước Việt Nam. Với vị trí chiến lược trung tâm, Thanh Hóa là điểm trung chuyển quan trọng giữa các tỉnh thành phía Bắc và phía Nam với ranh giới như sau:

  • Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Sơn La;
  • Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; 
  • Phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 102km;
  • Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới dài 213,6km.
Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá
Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá

Diện tích tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa là 11.114,71 km2. Đây là là tỉnh lớn thứ 5 ở Việt Nam với hệ sinh thái đa dạng, bao gồm cả vùng núi trung du, đồng bằng và vùng ven biển. Thanh Hóa cách Hà Nội 150km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km về phía Bắc.

Thanh Hóa sở hữu 27 đơn vị hành chính, bao gồm 02 thành phố, 02 thị xã và 23 huyện. Theo đó, Thanh Hóa chia thành 3 vùng địa lý rõ rệt:

  • Vùng núi và Trung du có diện tích 839.037 ha, chiếm 75,544% diện tích toàn tỉnh;
  • Vùng đồng bằng có diện tích là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh;
  • Vùng ven biển có diện tích là 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh.

Khí hậu, thời tiết Thanh Hóa

Với địa hình phong phú và sự phân bố đồng đều về đất đai, đặc điểm của khí hậu, thời tiết tại Thanh Hóa chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố địa lý khác nhau:

  • Nhiệt độ: Với vị trí địa lý thuận lợi và đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Thanh Hóa có nền nhiệt trung bình khoảng 23-25 độ C trong năm, thấp nhất vào tháng 12 và cao nhất vào tháng 7. Trên các đỉnh núi cao, nhiệt độ trung bình giảm xuống chỉ khoảng 17-19 độ C, trong khi ở đồng bằng và vùng ven biển đạt đến 26-27 độ C.
  • Độ ẩm: Thanh Hóa có độ ẩm trung bình từ 70-80% trong năm, cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 12. Mùa mưa thường có độ ẩm cao hơn, trong khi mùa khô thì giảm đáng kể. Sự chênh lệch độ ẩm còn thể hiện rõ giữa các vùng địa lý. Theo đó, vùng núi và các khu vực ven biển thường có độ ẩm cao hơn so với đồng bằng.
  • Lượng mưa: Mùa mưa ở Thanh Hóa thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, đạt khoảng 1.900 – 2.300mm mỗi năm. Các khu vực ven biển như Hậu Lộc, Hải Hà, Hải Tiến, Tĩnh Gia và Hoằng Hóa là nơi có nhiều mưa nhất, thậm chí là gió bão.
  • Gió: Thanh Hóa nằm trong vùng gió trên biển, chủ yếu là gió Tây và Tây Bắc. Gió mùa đông từ phía Bắc giúp làm dịu bớt nhiệt độ, trong khi gió mùa hè từ phía Đông Nam mang lại không khí mát mẻ. Các khu vực ven biển, đặc biệt là từ đồng bằng ven biển đến vùng núi thường chịu ảnh hưởng bởi gió mùa và gió bão.
Thanh Hóa có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Thanh Hóa có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Mùa xuân tại Thanh Hóa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, trùng với dịp Tết Nguyên đán truyền thống. Thời tiết trong mùa xuân tại Thanh Hóa khá mát mẻ, dễ chịu với nhiệt độ trung bình khoảng 23 độ C. Trong tháng 2, nhiệt độ trung bình là 23 độ C, thấp nhất là 18 độ C. Trong khoảng thời gian này thường có khoảng 12 ngày mưa với tổng lượng mưa trung bình đạt 15 mm.

Mùa nóng tại Thanh Hóa bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 8, đôi khi có thể gia tăng đến tháng 10. Khí hậu Thanh Hóa thuộc vùng gió Lào khô và nóng, khiến cho nhiệt độ mùa hè khá cao. Theo đó, nhiệt độ trung bình xấp xỉ 24,5 độ C, tạo nên không khí nóng ẩm. Mùa đông tại Thanh Hóa thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng Giêng của năm sau. Trong thời kỳ này, Thanh Hóa có thời tiết rất lạnh do sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với đặc trưng ít mưa và khô ráo, đặc biệt ở đầu mùa.

Để cập nhật thời tiết Thanh Hóa nhanh chóng, chính xác nhất, bạn có thể xem trên website Thời tiết số để có sự chuẩn bị tốt nhất cho dự định sắp tới của mình.

Dự báo thời tiết Thanh Hóa 7 ngày tới

Dự báo thời tiết Thanh Hóa 10 ngày tới

Dự báo thời tiết Thanh Hóa 30 ngày tới

Dân cư, con người Thanh Hóa

Tính đến ngày 31/12/2022, tỉnh Thanh Hóa có 4.357.523 người, đứng thứ 3 cả nước. Trong đó bao gồm 4.209.293 người thường trú và 148.230 người tạm trú quy đổi. Tỷ lệ đô thị hóa tính theo dân số quy đổi đạt 38,02%. Sự phân bố dân cư tại Thanh Hóa không đồng đều. Theo đó, trung tâm thành phố, thị xã, và thị trấn ven biển cũng như khu vực ven sông có mật độ dân cư đông đúc. Trong khi đó, vùng núi lại có mật độ dân cư thưa thớt.

Thanh Hóa có nhiều dân tộc sinh sống
Thanh Hóa có nhiều dân tộc sinh sống

Thanh Hóa là tỉnh có dân số trẻ với 2.209.5 người ở độ tuổi 15 trở lên (năm 2014). Tỷ lệ giới tính cũng có sự chênh lệch khi nữ giới cao hơn nam giới, chiếm 51,05%. Tỷ lệ người lao động cũng ở mức cao hơn so với vùng Bắc Trung Bộ.

Bên cạnh đó, Thanh Hóa cũng là tỉnh thành đa dạng dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất (84,4%), tiếp theo là người Mường (8,7%) và người Thái (6%). Các dân tộc thiểu số khác như Mông, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa, Thổ... chiếm tỷ lệ nhỏ (gần 1%). Đa dạng văn hóa là một nguồn lực quý báu, nhưng cũng là thách thức của Thanh Hóa trong việc phát triển đồng đều giữa các vùng trong tỉnh.

Du lịch, văn hóa lễ hội Thanh Hóa

Thanh Hóa có tiềm năng phát triển du lịch, tập trung chủ yếu vào 3 loại hình du lịch chính: du lịch văn hóa tâm linh, du lịch biển và du lịch sinh thái:

  • Du lịch biển:

Thanh Hóa sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú với 102km đường bờ biển. Nơi đây nổi tiếng với nhiều bãi tắm đẹp như Hải Tiến, Sầm Sơn, Tiên Trang, Hải Hòa, Bãi Đông cùng với hệ thống núi, rừng, sông, hồ và những hang động hùng vĩ, nên thơ.

Biển Hải Tiến
Biển Hải Tiến
  • Du lịch sinh thái:

Với ưu thế vững chắc về "điểm đến xanh" và "tuyến du lịch xanh", Thanh Hóa nổi bật với nhiều khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các huyện miền núi. Những địa điểm như Thác Mây ở huyện Thạch Thành, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông ở huyện Bá Thước, vườn quốc gia Bến En ở huyện Như Thanh, suối cá thần Cẩm Lương ở huyện Cẩm Thủy, Bản Mạ ở huyện Thường Xuân và bản Hang ở huyện Quan Hóa đang trở thành trung tâm thu hút đông đảo du khách cả trong và ngoài nước.

  • Du lịch văn hóa tâm linh:

Thanh Hóa hiện có hơn 1.500 di tích lịch sử - văn hóa. Trong đó, có 851 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được công nhận, bao gồm 1 di sản văn hóa thế giới, 5 di tích quốc gia đặc biệt và 139 di tích quốc gia, còn lại là các di tích cấp tỉnh. Tiêu biểu có thể kể đến Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, khu Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, quần thể di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu, đền thờ Lê Hoàn, đền Độc Cước, di tích Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích lịch sử Hàm Rồng,... Đây đều là những dấu ấn lịch sử đặc sắc của các thời kỳ tại “xứ Thanh”.

Thành Nhà Hồ
Thành Nhà Hồ

Đặc biệt, với sự đa dạng bản sắc dân tộc, Thanh Hóa cũng là một trong những tỉnh thành có nhiều lễ hội nhất cả nước. Điển hình như lễ hội Pôôn Pôông, lễ hội Phủ Na, lễ hội đền Nưa, lễ hội rước kiệu vua Bà - Phủ Tía,... đã thu hút nhiều du khách tham gia. Đây không chỉ là văn hóa sinh hoạt, tín ngưỡng mà còn thể hiện lòng hiếu khách, thân thiện của con người xứ Thanh.

Trên đây là thông tin cập nhật về thời tiết hôm nay và ngày mai cùng đôi nét về tỉnh thành này mà bạn đọc có thể tham khảo. Hãy theo dõi các bài viết khác của Thời tiết số để cập nhật nhanh chóng nhất về thời tiết trên khắp tỉnh thành cả nước.

Mở rộng