Mục lục
Sở hữu vị trí địa lý đẹp, giáp ranh với nhiều tỉnh thành và biển, thời tiết Thái Bình lại mang đậm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Do vậy, đây được xem là một trong những vùng đất trù phú, màu mỡ thích hợp để phát triển nền nông nghiệp của Việt Nam.
Tổng quan Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh ven biển của Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng và thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Có diện tích khoảng 1.546,7 km2, phía đông giáp với biển, phía tây giáp với tỉnh Nam Định, phía bắc giúp tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và phía Nam giáp với tỉnh Hưng Yên.
Với vị trí địa lý đặc biệt của mình, Thái Bình sở hữu một hệ thống sông ngòi dày đặc với các con sông lớn là: sông Hồng, sông Hóa và sông Luộc, phân chia đất liền thành những hòn đảo lớn nhỏ khác nhau. Cùng với vị trí giáp ranh biển, thời tiết Thái Bình tuy khô nóng những vẫn khá dễ chịuTheo số liệu thống kê năm 2019, Thái Bình hiện xếp thứ 11 ở Việt Nam về số dân với 1.860.447 người. Dân cư ở đây đa phần chủ yếu là dân tộc Kinh, còn lại là một số ít dân tộc thiểu số khác như Hoa và Dao.Không chỉ là cái nôi của nghệ thuật hát Chèo, múa rối nước, Thái Bình còn là một vùng đất tâm linh đặc sắc khi sở hữu hệ thống đền, chùa lớn nhỏ đa dạng. Ngoài ra, ẩm thực phong phú cũng là một trong những đặc điểm nổi bật khi nhắc đến tỉnh thành này.
Thái Bình được mệnh danh là cái nôi của nghệ thuật hát chèoTheo bản đồ, tỉnh Thái Bình nằm ở tọa độ từ 20°18′B đến 20°44′B, 106°06′Đ cho đến 106°39′Đ. Trung tâm hành chính hay còn gọi thủ phủ của tỉnh thành này chính là thành phố Thái Bình, cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 100km đi về phía đông nam.
Vị trí địa lý Thái Bình
Cụ thể các vị trí tiếp giáp của tỉnh Thái Bình:
- Phía Đông giáp với vịnh Bắc bộ và Biển Đông.
- Phía Tây Nam giáp ranh với tỉnh Nam Định.
- Phía Tây Bắc giáp ranh với tỉnh Hà Nam.
- Phía Bắc giáp liền với 3 tỉnh thành, bao gồm: Hải Dương, Hưng Yên và Hải Phòng.
Thái Bình là một tỉnh thành có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc của toàn tỉnh chưa đến 1%. Độ cao trung bình được đo lường từ 1 - 2m so với mực nước biển, có chiều hướng thấp dần đi từ phía bắc xuống phía đông nam. Là một tỉnh giáp biển phía Bắc, Thái Bình có bờ biển khá dài, lên đến 52 km.
Sở hữu hệ thống sông ngòi trù phú bởi có bốn con sông chảy qua, bao gồm: sông Hóa Quỳnh Phụ ở phía bắc và đông bắc với 35km, sông Luộc ở phía bắc và tây bắc với 53km, hạ lưu sông Hồng ở phía tây và phía nam với 67km, sông Trà Lý với 65km chảy từ phía tây sang phía đông. Tất cả các con sông này cùng một lúc tạo nên 4 cửa sông lớn đó là Diêm Điền, Ba Lạt, Lân và Trà Lý.
Với vị trí địa lý giáp biển, Thái Bình cũng rất hay phải chịu những sự ảnh hưởng của thủy triều. Vào mùa hè, nước dâng rất nhanh mang lưu lượng lớn và độ phù sa cao. Tuy vậy ở mùa đông, lượng phù sa lại không quá đáng kể. Điều này đã làm cho hệ thống nước mặn có sự ảnh hưởng sâu vào đất từ 15km cho đến 20km.
Khí hậu, thời tiết Thái Bình
Thời tiết Thái Bình mang nét đặc trưng rõ rệt với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Qua đó, được phân chia làm 4 mùa rất rõ rệt. Mùa hè tại đây cực kỳ nóng nực, lại mưa nhiều; mùa đông ít mưa nhưng lại rất lạnh và rét. Hơn nữa, do sự ảnh hưởng của hơi ẩm từ vịnh Bắc Bộ tràn vào làm một số vùng nằm gần biển có độ ẩm tăng cao.
Nhờ giáp ranh với biển, thời tiết Thái Bình có nhiệt độ mát mẻ hơn so với Hà Nội ở mức 5 độ C. Ngoài ra, mùa hè tại đây được giảm bớt tính khô nóng nhờ vùng áp trên trên đồng bằng Bắc Bắc hút gió biển.
Nhiệt độ trung bình trong năm của tỉnh Thái Bình rơi vào khoảng từ 23 - 25 độ C. Số giờ nắng được thống kê giao động trong khoảng từ 1600 giờ đến 1800 giờ. Lượng mưa trong năm được đo lường rơi vào khoảng từ 1700mm đến 2200mm.
- Biên nhiệt độ trung bình ở Diêm Điền: 12,8 độ C.
- Biển nhiệt độ trung bình ở thành phố Thái Bình: 13,1 độ C.
Nếu có dự định tới tham quan tỉnh Thái Bình bạn hãy theo dõi:
Dự báo thời tiết Thái Bình 3 ngày tới
Dự báo thời tiết Thái Bình 5 ngày tới
Dự báo thời tiết Thái Bình 7 ngày tới
Dân cư, con người Thái Bình
Theo nghiên cứu cho thấy, dân cư Thái Bình đa phần có nguồn gốc chủ yếu từ vùng núi trung du Bắc Bộ và Bắc Trung bộ. Họ có xu hướng đời sau nối tiếp đời trước đổ về vùng đất này với mục đích hợp cư và định cư lâu dài. Như đã đề cập ở phía trên, bởi sở hữu hệ thống sông ngòi dày đặc, đất phù sa màu mỡ, thời tiết Thái Bình cũng lại khá thuận lợi cho huyện Tiền Hải nuôi trồng nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản phục vụ cho đời sống của người dân.
Hiện tại, tỉnh Thái Bình đang có hơn 1,8 triệu dân, con số này cao gấp 6 lần so với mật độ dân số trung bình của Việt Nam. Do vậy, tình trạng đất chật người đông cũng đã và đang diễn ra. Một xu hướng mới cho thấy ở hiện tại, vì tình trạng dân cư đông đúc mà một số nhóm dân cư đã di dời sang các vùng miền khác hoặc nước ngoài để làm ăn và sinh sống. Bởi vậy, những mối giao thoa này đã tạo ra được nét tính cách cởi mở, thoải mái của người Thái Bình.
Tuy vậy, tinh thần dân chủ, cương nghị, chịu thương chịu khó ở vùng đất này vẫn luôn nổi trội. Đây là lý do mà người Thái Bình rất dễ thích nghi và hòa nhập với môi trường mới. Đây cũng là một trong những nét tính cách giúp họ dễ thành đạt hơn trong xã hội nhờ vào sự siêng năng và dám nghĩ dám làm của mình.
Du lịch, văn hóa, lễ hội Thái Bình
Nếu như thủ đô Hà Nội là cái nôi của nghệ thuật hát chèo chuyên nghiệp thì Thái Bình lại được xem là đất tổ của phong trào hát chèo quần chúng. Nghệ thuật hát chèo tại đây gắn liền mật thiết với vô số các lễ hội, tập tục và văn hóa lâu đời trong đời sống thường nhật của người dân. Thái Bình nổi bật với ba vùng chèo bao gồm: chèo Hà Xá, Chèo Khuốc và chèo Sáo Đền. Vùng đất này cũng sinh ra rất nhiều nghệ nhân giỏi như: cụ Nguyễn Mầm, Tống Văn Ngũ, Trần Văn Linh hay giáo sư Hà Văn Cầu. Có thể nói nghệ thuật hát chèo của Thái Bình đã nổi tiếng cả trong và ngoài nước, phản ánh được tố chất hào hoa, tinh tế và mang đậm sắc thái, văn hóa cổ truyền của người Việt.
Ngoài ra, Thái Bình cũng là một kho tàng di sản văn hóa kiến trúc khi sở hữu hàng loạt các công trình kiến trúc cổ cùng hệ thống đền, chùa đa dạng và phong phú. Một số di tích nổi tiếng tại đây là: đền Đại An, đền Trần, đền Tiên La, đền A Sào, đền Đồng Bằng, đền Quan, đền Đồng Xâm, chùa Keo,...
Đi liền với các di tích lịch sử, văn hóa đó chính là các lễ hội truyền thống tại nơi đây, với đa dạng các trò chơi, thi tài cùng nhiều hình thức diễn xướng văn dân gian như: trò múa ông Đùng bà Đà gắn với nghi lễ phồn thực sơ khai của làng ven biển, hội làng đánh Hổ hay còn gọi là đánh Bệt. Mỗi một lễ hội đều mang một sắc thái riêng, tuy vậy đều góp phần làm tôn vinh vẻ đẹp, tính cách của người dân nơi đây.
Đã có rất nhiều khách du lịch chọn đến Thái Bình không chỉ vì nét đẹp của thiên nhiên, mà còn bởi họ muốn tìm hiểu, khám phá về những tập tục, lễ hội đặc trưng. Với mỗi một lễ hội, họ sẽ hiểu và biết rõ hơn về vùng đất này. Trên đây là một số tổng quan về tỉnh Thái Bình, thông tin về khí hậu, dự báo thời tiết Thái Bình những ngày sắp tới, hy vọng bạn đã có được cho mình những thắc mắc cần thiết. Hãy thường xuyên lên website Thời tiết số để cập nhật thời tiết nhanh chóng, chính xác nhất.