Mục lục
Nằm tại khu vực trung tâm của vùng núi Tây Bắc Việt Nam với địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều ngọn núi cao. Khí hậu Sơn La mang nhiều đặc trưng khác biệt với khí hậu mát mẻ quanh năm. Điều này không chỉ tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với các cánh rừng rậm có độ đa dạng sinh học cao. Đó còn là tiền đề để phát triển nông – lâm nghiệp, thu hút khách du lịch bốn phương. Tìm hiểu về thời tiết Sơn La cùng các điều kiện từ nhiên sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về đất và người nơi đây.
Tổng quan về Tỉnh Sơn La
Nằm cách Hà Nội 320 km tính theo trục Quốc lộ 6: Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, tỉnh Sơn La nằm tại khu vực trung tâm của Tây Bắc với diện tích tự nhiên là 14.125km² (chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng 3/63 tỉnh thành). Đây cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất tại khu vực Bắc Bộ. Tỉnh Sơn La hiện có 12 đơn vị hành chính: 1 thành phố và 11 huyện với 204 xã. Sơn La 3 có cửa khẩu thông quan với Lào: Chiềng Khương, Lóng Sập và Nà Cài.
Các điều kiện tự nhiên trong đó có thời tiết Sơn La ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế, sản xuất của địa phương. Hiện nay, tỉnh phát triển mạnh mẽ về nông lâm nghiệp, kết hợp công nghiệp và thúc đẩy dịch vụ. Các chỉ số khác nổi bật của tỉnh bao gồm:
- Với 1.242.700 người dân, Sơn La xếp thứ 31/63 tỉnh thành về dân số.
- Xếp thứ 40 về Tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (GRDP).
- Đứng thứ 49 về GRDP thu nhập bình quân đầu người. Năm 2019, GRDP bình quân đầu người của Sơn La đạt 38 triệu đồng (~1.650 USD).
- Đứng thứ 63 về tốc độ tăng trưởng GRDP (tính đến năm 2019).
Vị trí địa lý Sơn La
Địa hình và vị trí địa lý có tác động sâu sắc tới thời tiết Sơn La. Với có toạ độ địa lý cụ thể là 20°00'39" – 22°00'02" vĩ độ Bắc và 10°30'11" – 10°50'02" độ kinh Đông, Sơn La nằm ở trung tâm Tây Bắc. Tỉnh có vị trí địa giới được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu,
- Phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình.
- Phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên và tỉnh Phongsali (Lào),
- Phía Nam, Tây Nam tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào).
Đường biên giới của tỉnh dài 250 km, tiếp giáp nhiều địa phương của Lào nên mang ý nghĩa vô cùng quan trọng về địa chính trị. Sơn La nằm trên khu vực có độ cao trung bình so với mực nước biển 600 – 700m. Do ảnh hưởng từ những biến đổi địa chất xã xưa, đất đai nơi đây bị chia cắt sâu và mạnh. Trong đó, khoảng 97% diện tích tự nhiên của tình nằm trên lưu vực 2 con sông lớn là sông Đà và sông Mã.
Sơn La có 2 cao nguyên: Cao nguyên Mộc Châu và Cao nguyên Sơn La với địa hình tương đối bằng phẳng. Đây được xem là mái nhà của miền Bắc với địa hình đặc trưng là đồi núi và đồi cao: Sốp Cộp, Thuận Châu, Bắc Yên.
Khí hậu, thời tiết Sơn La
Một trong những đặc trưng về điều kiện tự nhiên tại tỉnh Sơn La chắc chắn không thể bỏ qua là khí hậu. Nơi đây chịu ảnh hưởng nề bởi tọa độ địa lý và sự phân tầng về địa hình. Thời tiết Sơn La đặc trưng bởi miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á. Do đó, Sơn La có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 đặc trưng với dạng khí hậu lạnh phi nhiệt đới.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 nổi bật với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
Do vị trí nằm sâu trong lục địa, Sơn La ít chịu ảnh hưởng từ cơn bão so với các tỉnh ven biển. Tuy nhiên, khoảng trung tuần tháng 3 và 4, tỉnh thường phải đối mặt với tình trạng gió Phơn khắc nghiệt mang đến thời tiết khô nóng cho toàn khu vực. Ngoài ra, vào những tháng cuối mùa khô, gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ, thổi từ hướng Tây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sơn La cũng là địa phương thường phải đối mặt với các yếu tố khí hậu khắc nghiệt khác như sương mù, mưa đá, lũ quét.
Nhiệt độ và lượng mưa tại Sơn La ảnh hưởng bởi sự phân tầng về độ cao. Nhiệt độ trung bình năm đo được gần đây nhất (số liệu năm 2022) trên phạm vi toàn tỉnh là 21,1°C. Tuy nhiên, biên độ nhiệt giữa các khu vực là khác nhau.
- Ở những vùng thấp dưới 200m của tỉnh, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23°C.
- Trong khi đó, càng lên cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm, ở vùng núi cao mức nhiệt này thường chỉ dao động ở khoảng 12 – 15°C.
- Thống kê cho thấy, nhiệt độ trung bình năm của tỉnh đang có xu hướng tăng với mức tăng 0,5°C – 0,6°C trong hơn 20 năm qua.
Tổng lượng mưa trên phạm vi toàn tỉnh trung bình năm có xu hướng giảm dao động khoảng 1.400 - 1.700 mm/năm. Sơn La có chế độ mưa theo mùa với các tháng mưa tập trung kéo dài 6 tháng, từ tháng 4 đến tháng 9 (là thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh). Các tháng mùa khô từ tháng 10 hoặc 11 của năm trước đến hết tháng 3 của năm sau thường ít mưa (là thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc)
Độ ẩm trung bình hàng năm cũng giảm dần trong nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt, nghiên cứu khí tượng về thời tiết Sơn La cho thấy mùa mưa của tỉnh đang dần có xu hướng kết thúc khá sớm vào đầu tháng 9, nhường lại sau đó là mùa khô khắc nghiệt hơn, bắt đầu sớm hơn vào cuối tháng 4 năm sau. Điều này đã gây hạn hán và thiếu nước, cản trở sản xuất, canh tác của bà con trong tỉnh.
Sơn La rõ ràng không sở hữu quá nhiều yếu tố thuận lợi về thời tiết. Song, với chính sách phát triển của tỉnh, địa phương vẫn tận dụng tối đa các lợi thế từ điều kiện tự nhiên để tạo điều kiện mở rộng canh tác nông – lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tìm hiểu khí hậu của Sơn La là thông tin được quan tâm không chỉ bởi người dân trong khu vực mà còn bao gồm cả khách du lịch.
Bằng việc truy cập và tra cứu tại website thời tiết số, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ các thông tin dự báo thời tiết của tỉnh về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió. Do đó, bạn đọc hoàn toàn có thể tham khảo và ứng dụng dữ liệu này có kế hoạch sản xuất hay các chuyến du lịch của mình. Thời tiết Sơn La hiện được cập nhật nhanh chóng, chính xác và thuận tiện theo dõi.
Dự báo thời tiết Sơn La ngày mai
Dự báo thời tiết Sơn La 5 ngày tới
Dự báo thời tiết Sơn La 15 ngày tới
Dân cư, con người Sơn La
Dân số tỉnh Sơn La tính đến năm 2021 là 1.29 triệu người, mật độ dân số là 91 người/km2. Sơn La có tổng cộng 39 dân tộc anh em sinh sống hòa thuận. Trong đó dân tộc Thái chiếm con số đông đảo với hơn 669.000 người, người Kinh 203,008 người, người Mông 200,480 người, còn lại là các dân tộc thiểu số khác. Đặc trưng trong cơ cấu dân số của tỉnh là dân số trẻ. Số trẻ em dưới 15 tuổi của Sơn La luôn đạt ngưỡng cao. Đây được xem là điều kiện thuận lợi, là cơ sở cho nguồn nhân lực lao động ở tỉnh Sơn La rất dồi dào.
Sơn La là nơi hội tụ của 12 dân tộc anh em với những bản sắc văn hóa riêng biệt. Chính điều này đã tạo nên nét đặc trưng cho con người Sơn La, một nét đẹp hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại. Yêu nước, đoàn kết, nhân ái, nghĩa tình là những phẩm chất cao quý của con người Sơn La. Họ luôn gắn bó với quê hương, đất nước, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Tình yêu thương, gắn bó giữa các dân tộc ở Sơn La là một trong những nét đẹp đáng trân trọng.
Có ý chí khát vọng vươn lên mạnh mẽ là nét đẹp mới của con người Sơn La trong thời kỳ đổi mới. Họ luôn nỗ lực vươn lên, học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Du lịch, văn hóa, lễ hội Sơn La
Là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, sinh sống dưới cùng một mái nhà. Vì vậy, không lạ khi Sơn La có sự đa dạng về văn hoá truyền thống, đời sống, tập tục. Địa phương này có nhiều lễ hội của các dân tộc đặc sắc, có thể kể đến: cầu mưa của người Thái, Tết cơm mới của người Khơ Mú, Lễ hội hoa ban, Lễ hội Pang Cẩu Nỏ của dân tộc Khơ Mú, Lễ cầu phúc của người Mường,....
- Lễ hội cầu mưa của người Thái là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La. Lễ hội được tổ chức vào tháng 3 âm lịch, khi mùa vụ đang cận kề, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội được tổ chức tại nhà sàn của người có uy tín trong bản. Trong lễ hội, người dân sẽ thực hiện các nghi lễ cúng thần linh, cầu mưa. Ngoài ra, còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc như múa xòe, hát dân ca, diễn xuồng,...
- Tết cơm mới của người Khơ Mú là lễ hội được tổ chức vào dịp sau khi thu hoạch xong vụ mùa. Đây là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh, tổ tiên đã phù hộ cho mùa màng bội thu. Lễ hội được tổ chức tại nhà sàn của người có uy tín trong bản. Trong lễ hội, người dân sẽ thực hiện các nghi lễ cúng thần linh, tổ tiên, cầu cho năm mới bình an, hạnh phúc. Ngoài ra, còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc như múa xòe, hát dân ca,...
- Lễ hội hoa ban là lễ hội lớn nhất của tỉnh Sơn La, được tổ chức vào tháng 2 âm lịch. Lễ hội là dịp để quảng bá, giới thiệu về tiềm năng thiên nhiên, con người, lịch sử, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của tỉnh. Lễ hội được tổ chức tại thành phố Sơn La. Trong lễ hội, người dân sẽ tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc như múa xòe, hát dân ca, triển lãm,... Ngoài ra, còn có các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí,...
Bên cạnh đó, tỉnh còn sở hữu nhiều di tích lịch sử quan trọng như Nhà tù Sơn La, bảo tàng Sơn La ở thành phố Sơn La, chùa Chiền Viện ở Mộc Châu...Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch của Sơn La được thúc đẩy mạnh với sự đa dạng các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, dã ngoại kết hợp khám phá. Các tour du lịch: cao nguyên Mộc Châu, Suối nước nóng Bản Mòng, trekking hang Thẩm Tát, Thẩm Ké, khám phá chinh phục đỉnh núi Bắc Yên...được du khách vô cùng yêu thích.
Có thể thấy, Sơn La là mảnh đất mang nhiều đặc trưng với điều kiện tự nhiên không quá thuận lợi. Dù vậy, đây vẫn là điểm đến về du lịch hấp dẫn, ngày càng thu hút đông đảo du khách. Tới thăm thú nơi đây, bạn đừng quên cập nhật những thông tin về thời tiết Sơn La tại Thời tiết số để có được chuyến đi trọn vẹn nhé!