Lễ Hội Nàng Han Lai Châu - Nét đẹp văn hóa tâm linh người Phong Thổ

Mục lục

Lễ hội Nàng Han ở Lai Châu, một lễ hội đầy ý nghĩa diễn ra thường niên nhằm tri ân và tôn vinh Nàng Han. Nàng là một người con gái anh hùng đã góp công rất lớn trong việc đánh giặc giữ yên bình cho buôn làng.

​Giới thiệu về lễ hội Nàng Han  

Lễ hội Nàng Han được tổ chức hàng năm ở Lai Châu. Lễ hội được tổ chức nhằm tri ân một nữ anh hùng người Thái chính là Nàng Han. Nàng là người có công rất lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ bình yên cho buôn làng. 

Lễ hội Nàng Han tổ chức để tưởng nhớ công lao của nữ anh hùng người Thái 
Lễ hội Nàng Han tổ chức để tưởng nhớ công lao của nữ anh hùng người Thái 

Theo tương truyền thì Nàng Han xuất thân trong một gia đình nghèo người Thái sống ở Chiềng Sa ( nay là xã Mường So). Khi giặc ngoại xâm, nàng đã cải trang thành nam nhân kêu gọi trai tràng trong bản đoàn kết đánh giặc. Nàng là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa của 16 xứ Thái chiến đấu quật cường đánh bại giặc phương Bắc.

Sau khi thắng trận dẫn quân trở về, Nàng Han xuống tắm gội ở mó nước Tây An (xã Mường So) rồi nàng bay về trời. Để tưởng nhớ đến công ơn của người con gái anh hùng, bà con dân bản đã lập đền thờ Nàng Han. Hàng năm tổ chức lễ hội ở ngay mó nước mà nàng xuống tắm.

Đối với người Thái trắng ở Thổ Phong thì Nàng Han là một hình tượng có ý nghĩa rất đặc biệt trong đời sống tâm linh. Nàng chính là vị thần luôn che chở và bảo vệ cho dân làng, bản mường.

Lễ hội Nàng Han những năm gần đây thu hút đông đảo người dân thập phương tham gia. Chính vì thế lễ hội cũng được đầu tư có bài bản và nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Địa phương đã chú trọng đến khâu tổ chức, phần lễ và phần hội nhằm quảng bá nét đẹp văn hóa của đồng bào Thái trắng ở Mường So, Khổng Lào, huyện Phong Thổ. Ngày nay, lễ hội được chính quyền địa phương cố gắng bảo tồn, phát huy và lan tỏa rộng rãi.

Thời gian & địa điểm tổ chức lễ hội Nàng Han

Lễ hội Nàng Han được tổ chức thường niên vào ngày 05/3 và 06/3 tức là 14-15 tháng 2 theo lịch âm. Lễ hội được tổ chức tại bản Tây An xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 14-15/2 âm lịch
Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 14-15/2 âm lịch

Lễ hội có nhiều hoạt động ý nghĩa đặc biệt là nghi thức các cô gái Thái múc nước tắm gội tại nơi mà Nàng Han đã tắm rồi bay về trời. 

Hoạt động & Ý nghĩa của lễ hội Nàng Han

Trong lễ hội Nàng Han có rất nhiều hoạt động hấp dẫn, theo chân Thời Tiết Số để khám phá xem lễ hội gồm những gì.

Các hoạt động trong lễ hội

Phần lễ: Lễ hội tưởng nhớ nàng Han diễn ra gồm có 6 bài tế lễ. Các bài tế này đều do các thầy mo đảm nhiệm gồm có các nghi lễ như: Tùng song tơ, Phái lệ tơ, Thá hu nơ, Thá ớc, Quát bó héo, Then hầu phét. 

Có nhiều hoạt động ý nghĩa được diễn ra trong lễ hội
Có nhiều hoạt động ý nghĩa được diễn ra trong lễ hội

Chương trình hội: Phần hội bao gồm các hoạt động văn nghệ múa hát và tổ chức các trò chơi. 32 bài múa dân gian của người Thái sẽ được biểu diễn nhằm tôn vinh nét văn hóa của dân tộc. Phần hội Nàng Han rất sôi nổi với nhiều trò chơi độc đáo được diễn ra như: đẩy gậy, kéo co, ném còn, đánh tó má lẹ, bắn nỏ, đánh cầu…. Một số cuộc thi cũng được tổ chức, các chàng trai thì thi bắt cá dưới suối, những cô gái thi trình diễn ẩm thực với các món ăn; xôi ba màu, cá nướng, rêu nướng bên bờ suối ở đầu bản.

Ý nghĩa của lễ hội Nàng Han

Lễ hội Nàng Han ngày nay nhận được sự quan tâm rất lớn của chính quyền địa phương. Lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tưởng nhớ về người anh hùng dân tộc, người con gái đã góp công bảo vệ dân làng. Mà lễ hội còn là cách địa phương quảng bá du lịch, quảng bá nét văn hóa đặc sắc của địa phương nói chung và người Thái nói riêng. Lan tỏa truyền thống yêu nước tới nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận như Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai.

Lễ hội Nàng Han, dịp mà con cháu thể hiện lòng biết ơn tới tổ tiên của mình, cũng là thời điểm thích hợp nhất để bạn du lịch đó đây. Theo chân Thời Tiết Số mỗi ngày để tìm hiểu thêm nhiều lễ hội trên mảnh đất hình chữ S.