Hiện tượng sóng thần là gì? Nguyên nhân và cách ứng phó

Mục lục

Sóng thần là một loại hình thiên tai, có sức tàn phá nặng nề về người và của. Vậy bản chất của hiện tượng thiên tai sóng thần là gì? Nguyên nhân và các giải pháp ứng phó đối với hiện tượng này như thế nào?

Sóng thần là một loại hình thiên tai, có sức tàn phá nặng nề về người và của. Vậy bản chất của hiện tượng thiên tai sóng thần là gì? Nguyên nhân và các giải pháp ứng phó đối với hiện tượng này như thế nào? Cùng Thời tiết số tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Sóng thần là gì?

Sóng thần (tiếng Nhật: 津波 tsunami) là một loạt những đợt sóng biển chu kỳ dài (từ vài phút đến hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn, từ 720km/giờ trở lên. Những đợt sóng này hình thành khi một thể tích lớn nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng ở một quy mô lớn. 

Sóng thần có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho con người và tài sản. Chúng có thể phá hủy các tòa nhà, cầu đường, và các cơ sở hạ tầng khác. Sóng thần cũng có thể gây ra lũ lụt và cuốn trôi người và vật dụng. Đây là một loại hình thiên tai mà cho đến nay, con người vẫn chưa thể tìm ra được cách để dự báo hay biết trước.

Thảm họa sóng thần
Thảm họa sóng thần tại Nhật Bản 

 

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng sóng thần

Sóng thần là một hiện tượng thiên tai xảy ra do sự dịch chuyển của một lượng nước lớn? Vậy nguyên nhân sâu xa gây nên sóng thần là gì?

Nguyên nhân gây ra sóng thần là gì?
Nguyên nhân gây ra sóng thần là gì?

Nguyên nhân tạo ra hiện tượng sóng thần là do sự hình thành của những trận động đất ngầm, có tâm chấn sâu bên dưới lòng đại dương. Sâu xa hơn, đó là do sự chuyển động không cùng chiều của những mảng đại dương, thềm lục địa hay rìa lục địa. Sự bất thường trong chuyển động tạo ra các cú va chạm vào nhau, dẫn đến những cơ địa chấn dưới đáy biển, hay còn gọi là động đất.

Ngoài ra, sóng thần còn được hình thành do sự hoạt động của các ngọn núi lửa ngầm dưới đáy biển. Khi phun trào, chúng sẽ tác động đến lượng nước làm xuất hiện những cột nước có áp suất lớn, trào lên mặt nước. Bên cạnh đó, hiện tượng va chạm của thiên thạch, các vụ nổ do ngoại lực, trầm tích rơi xuống,.. cũng gây ra sóng thần ở các mức độ khác nhau.

Dấu hiệu của một đợt sóng thần

Một số dấu hiệu để bạn có thể nhận ra một đợt sóng thần sắp xảy ra. Tuy chỉ dự đoán ở mức tương đối nhưng những dấu hiệu này cũng sẽ mách cho bạn những hiện tượng khác thường đang diễn ra ở bờ biển:

Những dấu hiệu của một đợt sóng thần
Những dấu hiệu của một đợt sóng thần
  • Sau khi các trận động đất xảy ra, rất có thể sắp có một đợt sóng thần ập đến. 
  • Nếu có sự xuất hiện của các bọt nước trên diện rộng kèm theo mùi hôi thối từ biển thổi vào, rất có thể sắp xảy ra hiện tượng sóng thần.
  • Mực nước biển gần bờ đột ngột bị rút mạnh, sau đó dâng lên hàng trăm mét. 
  • Nhiệt độ nước biển tăng cao đột ngột, kèm theo tiếng nổ lớn bên ngoài đại dương.
  • Một số hiện tượng hiếm gặp khác: vệt sáng đỏ chân trời, đàn hải âu bay ngược biển, sóng va vào bờ biển tạo tiếng ồn, nhiều mây đen xuất hiện trên bầu trời,...

Cách ứng phó với sóng thần

Để ứng phó và đối mặt với sóng thần, sau đây là các cách bạn nên làm trước, trong và sau khi diễn ra trận sóng thần để bảo vệ cho bản thân và những người xung quanh:

Ứng phó với sóng thần là một việc làm cấp bách để giảm thiệt hại 
Ứng phó với sóng thần là một việc làm cấp bách để giảm thiệt hại 

Trước khi diễn ra sóng thần

  • Thiết lập các hệ thống cảnh báo sóng thần hoặc chú ý đến các cảnh báo động đất, sóng thần ở địa phương bạn.
  • Thu thập thông tin về những nơi có gò đất cao, khu vực an toàn và các tuyến đường di tản trong khu vực sống để kịp thời ứng phó trong trường hợp có sóng thần.
  • Học bơi và chuẩn bị các dụng cụ cứu hộ cần thiết.
  • Tuyên truyền và giáo dục cho cộng đồng về các chuẩn bị và ứng phó trước thảm họa sóng thần. Tập huấn những bài tập ứng phó khẩn cấp nhất.
  • Bố trí giường ngủ của người già và người tàn tật ở lối thoát hiểm, thuận tiện trong quá trình di tán.
  • Tăng cường trồng và duy trì rừng ngập mặn, các loại cây phù hợp dọc theo khu vực ven biển. Xây dựng các bờ đê, rào cản để chắn sóng. Nếu sống ở khu vực gần biển, nên xây dựng các tòa nhà kiên cố dọc theo bờ biển để chịu được lực va chạm của sóng.
Tập huấn cho cộng đồng về các biện pháp ứng phó với sóng thần
Tập huấn cho cộng đồng về các biện pháp ứng phó với sóng thần

Trong khi diễn ra sóng thần

  • Di tản đến khu vực cao và an toàn (trên 5km, cách bờ biển ít nhất 5km) càng nhanh càng tốt; tránh mang theo đồ đạc.
  • Nếu đang ở trên thuyền ngoài khơi, đừng trở vào bờ biển ngay mà hãy đợi ngoài biển cho đến khi những đợt sóng chấm dứt. 
  • Nếu bị chặn bởi sóng thần, hãy bơi nhanh nhất có thể và tìm những vật kiên cố để bám chắc vào.
Di chuyển đến các vùng an toàn khi có sóng thần xảy ra
Di chuyển đến các vùng an toàn khi có sóng thần xảy ra

Sau khi diễn ra sóng thần

  • Tiến hành cứu hộ và cấp cứu cho những người không may bị thương, mắc kẹt,..
  • Tham gia trồng cây gây rừng, làm sạch môi trường và khôi phục lại khu vực sống, công trình công cộng,..
Giải cứu những người bị thương, mắc kẹt vì sóng thần
Giải cứu những người bị thương, mắc kẹt vì sóng thần

Trên đây là những thông tin cần biết về sóng thần và các hướng dẫn ứng phó khi xảy ra sóng thần. Hiện tượng thiên tai này rất cấp thiết, có sức tàn phá nặng nề do đó, sự chủ động ứng phó sẽ giúp giảm thiểu được các nguy cơ về người và của. Theo dõi thêm các bài viết trong Cẩm Nang Thời Tiết để cùng sống an toàn trước mọi hiện tượng thời tiết bạn nhé!