Mục lục
Thời tiết Phú Yên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng từ khí hậu đại dương. Nơi đây có thời tiết chia thành 2 mùa mưa và khô. Chính vì vậy để có sự chuẩn bị chu đáo cho hành trình sắp tới của mình bạn cần cập nhật dự báo thời tiết Phú Yên. Hãy cùng Thời Tiết Số đón đọc nội dung bên dưới đây nhé bạn.
Tổng quan Phú Yên
Phú Yên là một tỉnh ven biển ở phía Bắc của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam. Nơi đây có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như nhà thờ Mằng Lăng, tháp Nhạn, di tích lưu niệm nhà thơ Hàn Mặc Tử,... Trong những năm gần đây, Phú Yên đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Với vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp, những di tích lịch sử văn hóa đặc sắc, cùng với con người thân thiện, mến khách, Phú Yên hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên.
Diện tích của Phú Yên chủ yếu là đồi núi chiếm đến 70% diện tích toàn tỉnh. Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông, dải đồng bằng hẹp bị chia cắt, hai đường cắt lớn từ Trường Sơn là cánh đèo Cù Mông và cánh đèo Cả.Bờ biển dài 200km có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành nên những eo vịnh, đầm phá. Từ đó mang đến lợi thế về phát triển du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu. Đặc biệt về địa hình của tỉnh Phú Yên chia thành 2 khu vực lớn là vùng núi và bán sơn địa; đồng bằng.
Chưa hết, Phú Yên nằm trong vùng ảnh hưởng của kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong những tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, nơi đây có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên.Đây được xem là một trong những điều kiện thuận lợi để giúp Phú Yên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế Bắc Nam, Đông Tây.
Vị trí địa lý Phú Yên
Phú yên có vị trí tọa độ trải dài từ 12°42’36” đến 13°41’28” vĩ Bắc và từ 108°40’40” đến 109°27’47” kinh Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Yên là 5.045 km² với chiều dài bờ biển 189 km.
- Tỉnh Phú Yên cách thành phố Tuy Hòa cách 1.160km về phía Nam.
- Cách thành phố Hồ Chí Minh về phía Bắc 560km.
- Cách Đà Nẵng về phía Nam theo quốc lộ 1A 438km.
Bên cạnh đó, Phú Yên cũng là tỉnh có đường ranh giới giáp với nhiều tỉnh thành khác, cụ thể:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định.
- Phía Nam giáp Khánh Hòa.
- Phía Tây của Phú Yên giáp với Đắk Lắk và Gia Lai.
- Phía Đông và toàn khu vực đều giáp với giáp Biển Đông.
Phú Yên có vị trí thuận lợi và giao thông để phát triển được kinh tế - xã hội. Hiện tại nơi đây có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố Tuy Hòa, 2 thị xã, 6 huyện. Trong đó 110 đơn vị hành chính cấp xã có 21 phường, 6 thị trấn và 83 xã.
Khí hậu, thời tiết Phú Yên
Phú Yên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm đồng thời chịu ảnh hưởng khí hậu đại dương. Thời tiết Phú Yên chia thành 2 mùa rõ rệt là mưa và khô. Mùa mưa từ tháng 9 - 12 và mùa nắng gay gắt vào tháng 1 – 8. Nơi đây có 2 đới gió chính là Đông – Bắc và Tây – Nam. Do địa hình xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông nên khí hậu cũng thay đổi giữa hai vùng, trong đó bao gồm đồng bằng, vùng cao.
Vùng đồng bằng có nhiệt độ trung bình, tổng lượng mưa và tổng số giờ nắng trong năm cao hơn so với mức chênh lệch 0,8oC, 162,4mm và 208 giờ. Trong khi tổng lượng bốc hơi năm thấp hơn mức chênh lệch 307,4mm. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm dao động từ 26 – 27 độ C. Tháng 1 – 3 lạnh nhất có thể xuống 20 độ C và tháng 6 – 8 nóng nhất lên đến 30 độ C.
Tổng số giờ nắng trung bình từ 2.300 – 2.500 giờ/năm. Độ ẩm trung bình một năm khoảng 80 – 82%. Lượng mưa cực đại rơi vào tháng 5, 10 hoặc 11 và trung bình trên một năm khoảng 1930mm. Do phân bổ không đều lượng mưa trong năm nên có sự phân định rõ rệt thành 2 mùa. Nếu có lịch trình tới du lịch Phú Yên bạn hãy theo dõi:
Dự báo thời tiết Phú Yên 3 ngày tới
Dự báo thời tiết Phú Yên 5 ngày tới
Dự báo thời tiết Phú Yên 7 ngày tới
Dân cư, con người Phú Yên
Tính đến 2020, dân số Phú Yên là 874.071 người trong đó thành thị chiếm 28,7%, nông thôn 71,3%. Lực lượng lao động 71,5% dân số và tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,5%.Phú Yên có gần 30 dân tộc thiểu số, chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi phía Tây. Nhiều dân tộc từ lâu đời như Êđê, Hrê, Chăm, Ba Na, Mnong, Hoa, Raglai.
Do vị trí địa lý và điều kiện tạo lập cuộc sống thuận lợi nên nhiều dân tộc đã sinh sống, lập nghiệp tại đây. Sau ngày miền Nam được giải phóng, đặc biệt sau khi thành lập huyện Sông Hinh năm 1986 có dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Sông Hinh như Dao, Nùng, Tày, Sán Diu,…
Chưa hết, con người Phú Yên vẫn giữ được nét đặc trưng như tính cộng đồng, giản dị, thật thà và dung hòa. Họ dù ở bất cứ đâu cũng luôn đùm bọc, hỗ trợ nhau vượt qua thiên tai, biến động để tồn tại, phát triển quê hương, đất nước. Tính giản dị, thật thà, chất phác cũng là điểm nổi bật ở con người Phú Yên. Họ luôn yêu quý, mến khách, chính những điều này đã tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn của nơi đây.
Con người nơi đây cũng có tinh thần cần cù, chịu khó nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, không ngại khó khăn, cuộc sống. Nhờ đó tạo nên được những thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính những nét này đã góp phần tạo nên một Phú Yên giàu bản sắc, điểm đến hấp dẫn du khách.
Du lịch, văn hóa, lễ hội Phú Yên
Phú Yên được biết đến là vùng đất hoang sơ, xinh đẹp với nhiều bãi biển, đầm vũng, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng. Điển hình như Núi Nhạn thị xã Sông Cầu, Núi đá Bia, Vũng Rô, Đầm Ô Loan, Nhà thờ Mằng Lăng, Vịnh Xuân Đài,… Không những thế Phú Yên còn nhiều danh lam thắng cảnh khác như Bãi Xép, biển Vịnh Hòa, hòn Nưa, Nhất Tự Sơn, Gành Đèn,…
Sự kiện bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã tạo động lực cho du lịch Phú Yên phát triển mạnh mẽ. Đồng thời dần trở thành điểm dừng chân đầy thú vị trên bản đồ Việt Nam. Những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, di tích lịch sử văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Phú Yên là điểm đến du lịch hấp dẫn, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên.
Người dân Phú Yên có thể loại hát chòi – hát dân gian từng phổ biến ở nơi đây. Chưa hết Phú Yên cũng là nơi phát hiện ra nhiều di sản văn hóa như:
- Bộ trường ca quý giá của các dân tộc thiểu số.
- Bộ đàn đá Tuy An có độ chuẩn về cung bậc thuộc loại chính xác nhất.
- Những chiếc kèn đá có một không hai.
Ngoài ra, những lễ hội đặc trưng của vùng được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam:
- Lễ hội đánh bài chòi, với những bài hát chòi dân gian, mang đậm bản sắc văn hóa của Phú Yên.
- Lễ hội đầm Ô Loan được diễn ra tại đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An.
- Lễ đâm trâu người Ba Na.
- Lễ bỏ mả người Êđê.
- Lễ cúng đất người Kinh.
- Lễ hội cầu ngư người Kinh
Chắc hẳn với những thông tin trên đây bạn đã nắm rõ phần nào về vị trí, dân cư, lễ hội, thời tiết Phú Yên. Nhiều bài viết hữu ích khác về thời tiết các tỉnh thành tại Việt Nam đang chờ bạn khám phá tại Thời tiết số hãy nhấn theo dõi ngay nhé!