Nét độc đáo trong bản sắc văn hóa người Cao Bằng

Mục lục

Cao Bằng là tỉnh thành có nền văn hóa phong phú bởi sự giao thoa của nhiều đồng bào dân tộc anh em đang sinh sống ở đây. Cùng Thời Tiết Số điểm qua những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa người Cao Bằng trong bài viết sau đây nhé

Đôi nét về văn hóa người Cao Bằng

Không chỉ nổi tiếng “gạo trắng nước trong”, xứ Cao Bằng còn là vùng đất với nền văn hóa đa dạng, giao thoa giữa nhiều đồng bào dân tộc anh em. Khi đến với Cao Bằng, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt bạn đó chính là trang phục truyền thống của các dân tộc với nhiều màu sắc, đường nét, hoa văn phong phú.  Không những vậy, những bộ vòng, xà tích,... đeo quanh cổ, tay, thắt lưng tạo ra những âm thanh đặc trưng mỗi khi người dân nơi đây di chuyển. 

Men theo từng nhịp bước đong đưa của những con người bản xứ nơi đây, bạn sẽ có cơ hội đến với các lễ hội truyền thống, văn hóa độc đáo. Mỗi lễ hội đều có những nét đặc trưng riêng biệt, gắn liền với phong tục tập quán, truyền thống của từng dân tộc. Những sự kiện này tạo nên một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo và đậm chất văn hóa dân dụ, kết nối con người với quá khứ và bảo tồn di sản văn hóa Cao Bằng.

Văn hóa tại Cao Bằng đa dạng, phong phú
Văn hóa tại Cao Bằng đa dạng, phong phú

Nét độc đáo văn hóa các dân tộc người Cao Bằng

Cao Bằng là vùng đất mang đậm bản sắc đa văn hóa, là nơi sinh sống của 23 đồng bào dân tộc anh em, nổi bật trong đó là người Nùng, Dao Đỏ và Lô Lô.

Văn hóa người Nùng An

Người Nùng An là một trong những nhánh của dân tộc Nùng nước ta, có nguồn gốc từ Quảng Tây, Trung Quốc. Cách đây 200 - 300 năm, họ đã di cư sang nước ta, định cư tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Đối với cộng đồng người Nùng An ở Cao Bằng, đá gắn liền với đời sống sinh hoạt, tinh thần và tâm linh của người dân.

Sinh sống quanh năm trong môi trường được bao bọc bởi đá, trong ý thức của người Nùng An, mỗi hòn đá đều mang theo "linh hồn," liên kết chặt chẽ với đời sống hàng ngày từ những điều đơn giản, giản dị đến những hoạt động quan trọng như xây nhà. Trước khi sử dụng đá để xây dựng, họ thường tổ chức lễ rước đá. Với họ, đá không chỉ là vật liệu mà còn là một thực thể linh thiêng, không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, là một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của cộng đồng Nùng An.

Người Nùng An và các dụng cụ bằng đá
Người Nùng An và các dụng cụ bằng đá

Văn hóa người Dao Đỏ

Tại Cao Bằng, dân tộc Dao chiếm khoảng 10% với hai nhóm Dao Tiền và Dao Đỏ. Cộng đồng Dao Đỏ cư trú tại các vùng núi đất và thung lũng tương đối bằng phẳng, thuộc các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Hà Quảng,...  Đời sống văn hóa của người Dao Đỏ, bao gồm cả các yếu tố vật thể và phi vật thể, mang đến nhiều đặc sắc, phản ánh rõ trong kiến trúc, trang phục, âm nhạc, và ẩm thực.

Do đặc điểm sống tập trung theo quần tụ ở những làng bản riêng, người Dao Đỏ vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Kho tàng văn hóa dân vũ và dân ca của người Dao Đỏ rất đồ sộ, đa dạng với nhiều thể loại, làn điệu, và nội dung. Mỗi làn điệu được biểu diễn với âm hưởng và giọng điệu khác nhau, tạo ra sự đa dạng và phong phú, thấu hiểu sâu sắc về bản chất và đa chiều của văn hóa Dao Đỏ.

Trang phục truyền thống người Dao Đỏ
Trang phục truyền thống người Dao Đỏ

Văn hóa người Lô Lô đen

Đồng bào Lô Lô, hay có các tên gọi khác như Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Lu Lộc Màn, Ô Ma, chia thành 2 nhóm: Lô Lô hoa (phân bố chủ yếu ở Hà Giang) và Lô Lô đen (phân bố ở Cao Bằng). Cộng đồng người Lô Lô đen tại Cao Bằng có ý thức tự tôn dân tộc rất cao, phản ánh rõ nét qua việc gìn giữ kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng.

Đồng bào Lô Lô đen có nhiều lễ hội, nghi thức độc đáo, gắn liền con người với thiên nhiên như lễ cầu mưa, lễ thờ thần đá “mề lồ pỉ”,... Họ còn có kho tàng dân ca, dân vũ, dân nhạc, nghề truyền thống,... đa dạng và phong phú. Có thể nói, văn hóa của người Lô Lô đen rất phong phú, tuy nhiên chỉ ẩn sau ngôn ngữ truyền khẩu riêng và cuộc sống biệt lập trên núi cao nên vẫn rất bí ẩn, huyền bí. 

Cảnh lễ hội của người Lô Lô đen
Cảnh lễ hội của người Lô Lô đen

Các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Cao Bằng

Với sự đa dạng và giao thoa văn hóa của nhiều cộng đồng tộc người, các lễ hội ở Cao Bằng cũng rất đa dạng. Sau đây là những lễ hội mà bạn nên tham dự nếu có dịp đến với Cao Bằng:

Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng Tồng là một lễ hội truyền thống quan trọng của dân tộc Tày, được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhằm cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, ấm no hạnh phúc, mùa màng bội thu. Lễ hội được tổ chức tại những ruộng tốt nhất, có phần lễ nghi nghiêm trang và phần hội với nhiều hoạt động thú vị.

Lễ hội Lồng Tồng
Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Đền Kỳ Sầm

Lễ hội Đền Kỳ Sầm được tổ chức định kỳ vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhằm tưởng nhớ đến vị tướng tài Nguyễn Tự Tung - người đã có đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Lễ hội Đền Kỳ Sầm có phần lễ nghiêm trang và phần hội với nhiều hoạt động, trò chơi hấp dẫn, thú vị.

Lễ hội Đền Kỳ Sầm
Lễ hội Đền Kỳ Sầm

Qua bài viết trên, Thời Tiết Số đã giới thiệu đến bạn về nét đặc sắc trong văn hóa Cao Bằng. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch trải nghiệm văn hóa Cao Bằng hấp dẫn và thú vị nhất và đừng quên theo dõi Thời Tiết Số mỗi ngày để cập nhật các thông tin mới nhất về thời tiết và các Cẩm nang thời tiết bổ ích nhé!