Mục lục
Ánh nắng Mặt Trời là bức xạ điện từ phát ra ở Mặt Trời. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi của Mặt Trời.
Vậy để nắm rõ hơn về thông tin về ánh nắng Mặt Trời là gì? Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này như thế nào? Bạn hãy cùng Thời Tiết Số khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Ánh nắng Mặt Trời là gì?
Ánh nắng Mặt Trời hay còn gọi nắng, là bức xạ điện từ được phát ra ở Mặt Trời. Thành phần chủ yếu là tia UV, chúng được chia thành 3 loại dựa trên bước sóng, cụ thể:
- Bức xạ UVC(100 – 290nm): Bước sóng ngắn nhất và bị tầng ozon gần như hấp thụ hoàn toàn nên không ảnh hưởng gì đến làn da.
- Bức xạ UVB(290 – 320nm): Cung cấp năng lượng cho da tạo nên Vitamin D nhưng cũng gây sạm da và tổn thương DNA. Thường thời gian này từ 10h sáng đến 2h chiều là lúc cường độ tia UVB cao nhất trong ngày.
- Bức xạ UVA(320 – 400nm): Không lọc được bằng kính và đây cũng là nhân tố gây hại cho làn da. Do chúng có khả năng đi sâu vào trong da hơn so với tia UVB.
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng ánh nắng Mặt Trời
Ánh nắng Mặt Trời xảy ra là do các phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi Mặt Trời. Tại đây những nguyên tử Hydro liên kết với nhau để tạo thành các nguyên tử Heli. Quá trình này giải phóng ra năng lượng dưới dạng bức xạ điện từ.
Những phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi Mặt Trời xảy ra liên tục và không ngừng nghỉ. Năng lượng từ những phản ứng này truyền ra bên ngoài Mặt Trời thông qua quá trình đối lưu, bức xạ.
Quá trình đối lưu này xảy ra khi các hạt vật chất nóng ở lõi Mặt Trời di chuyển lên trên khiến các hạt vật chất ở bề mặt nóng lên. Lúc này những hạt vật chất trong Mặt Trời phát ra năng lượng dưới dạng bức xạ điện từ.
Lợi ích và tác hại của ánh nắng Mặt Trời mang lại
Ánh nắng Mặt Trời có ở khắp mọi nơi trong vũ trụ, bao gồm cả Trái Đất. Thế nhưng theo bản đồ bức xạ Mặt Trời tại Việt Nam những tỉnh thành có cường độ ánh nắng cao nhất là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định.... và tỉnh thành có cường độ thấp là Hà Giang, Lào Cai, Sơn La,…
Dưới đây là một số lợi ích và tác hại của ánh nắng Mặt Trời mang lại:
Lợi ích của ánh nắng Mặt Trời
Cải thiện tâm trạng; giảm sự phát triển của Virus; giảm đau, lành vết thương,… đều là những lợi ích của ánh nắng Mặt Trời.
Cải thiện tâm trạng
Các nhà khoa học đã phát hiện ra ánh nắng của Mặt Trời ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Chủ yếu là sản xuất Serotonin trong cơ thể. Khi tiếp xúc với ánh nắng cơ thể sẽ tăng cường giải phóng Serotonin. Đây là chất dẫn truyền thần kinh ảnh lớn đến tâm trạng của con người.
Khi tiết ra nhiều hơn chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, tập trung và suy nghĩ tích cực hơn,… Ngược lại bạn ít tiếp xúc với ánh mặt trời, Serotonin giảm khiến bản thân thấy chán nản, lo lắng,…
Giảm sự phát triển của Virus
Sự tồn tại, phát triển của các loại Virus chịu ảnh hưởng từ yếu tố môi trường, điển hình là nhiệt độ, độ ẩm. 2 yếu tố này thích hợp để giúp Virus phát triển nhanh chóng. Nếu nhiệt độ thấp hoặc quá cao sẽ khiến cho Virus chậm phát triển, thậm chí là bị giết chết.
Nhiều ánh nắng của Mặt Trời, nhiệt độ tăng, độ ẩm giảm giúp ức chế Virus sinh sôi, phát triển, giảm nguy cơ mắc bệnh. Điều này cũng lý giải nguyên nhân bệnh cúm, cảm lạnh,… thường xuyên xuất hiện vào thời điểm mùa đông.
Giảm đau, lành vết thương
Nhiều nhà khoa học nhận định, việc ra ngoài trời nắng với thời gian phù hợp giúp làm ấm nhóm cơ, giảm đau. Hơn nữa, tiếp xúc ánh nắng cũng giúp hỗ trợ làm lành, giảm nhanh triệu chứng của bệnh lý ngoài da. Điển hình là chàm, mụn trứng cá, vảy nến,…
Vậy nên chúng ta hãy phơi nắng nhiều hơn, không nên che chắn quá kỹ khi ra đường. Nhưng bạn cũng cần chú ý thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều tia bức xạ cực mạnh gây tổn hại đến cơ thể.
Tác hại khi tiếp xúc ánh nắng của Mặt Trời
Bên cạnh những lợi ích kể trên, ánh nắng của Mặt Trời cũng tồn tại những tác hại như thay da, lão hóa sớm, ung thư da,…
- Thay da: Một số tế bào da có sắc tố Melanin có thể tạo thành đám, điều này gây ra tàn nhang, nốt ruồi. Theo thời gian chúng sẽ phát triển thành ung thư.
- Lão hóa sớm: Thời gian tiếp xúc với ánh nắng của Mặt Trời khiến da của bạn lão hóa nhanh hơn bình thường. Dấu hiệu là da nhăn, căng, đốm đen,…
- Ung thư da: Ung thư da không phải u ác tính, tình trạng này khá phổ biến và điều trị được. Ung thư da hắc tố không phổ biến nhưng trở nên trầm trọng hơn. Nếu không được điều trị chúng sẽ lan ra những khu vực khác trong cơ thể.
Như vậy ánh nắng là bức xạ điện từ phát ra từ Mặt trời, bao gồm ánh sáng nhìn thấy, tia cực tím và tia hồng ngoại. Ánh nắng Mặt Trời đóng vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Đừng quên theo dõi Thoitietso.com để cập nhật thêm thông tin về thời tiết mỗi ngày bạn nhé!