Mục lục
Chùa Thiên Mụ là địa danh được du khách nhắc đến rất nhiều trong hành trình khám phá Thừa Thiên Huế. Ngôi chùa với lịch sử lâu đời đã trở thành biểu tượng tâm linh của mảnh đất cố đô.
Chùa Thiên Mụ là địa danh được du khách nhắc đến rất nhiều trong hành trình khám phá Thừa Thiên Huế. Ngôi chùa với lịch sử lâu đời đã trở thành biểu tượng tâm linh của mảnh đất cố đô.
Đây là điểm đến tôn giáo và du lịch hấp dẫn cho tín đồ Phật giáo cũng như du khách trong, ngoài nước mỗi dịp Tết đến. Vì thế, đối với những ai chưa ghé thăm, chùa Thiên Mụ thực chất là một ẩn số đáng để tìm hiểu, khám phá.
Vị trí địa lý chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ hay còn được biết đến với một cái tên khác là chùa Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê, đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Kim Long, xã Hương Long, thành phố Huế.
Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Tây. Tọa độ địa lý của chùa là ở vị trí 16°26'42'' vĩ Bắc và 107°12'15'' kinh Đông.
Phía chính diện của chùa Thiên Mụ là dòng sông Hương, sau lưng là ngọn đồi xanh thẳm. Với không gian non nước hữu tình, ngôi chùa đã xuất hiện không ít lần trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là điểm dừng chân không thể thiếu của du khách khi tới cố đô Huế.
Lịch sử hình thành chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ có lịch sử lâu đời nhất ở Thừa Thiên Huế với tuổi thọ hơn 400 năm, từ đời vua Nguyễn Hoàng. Theo nhiều tài liệu, trong lần đi xem xét địa thế để xây dựng cơ đồ cho dòng họ tại xứ Thuận Hóa, vua Nguyễn Hoàng đã gặp một ngọn đồi có hình con rồng đang quay đầu tên Hà Khê.
Về sau, vua đã cho xây dựng một ngôi chùa trên ngọn đồi với tên gọi là chùa Thiên Mụ. Đến năm 1862, vua Tự Đức đã đổi tên chùa từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” để cầu tự. Vì chữ “Thiên” là trời, vua sợ phạm đến trời sẽ dẫn đến điềm không lành. Mãi năm 1896 vua mới cho dùng lại tên gọi cũ.
Các hoạt động tại chùa
Mỗi dịp Tết đến xuân sang, chùa Thiên Mụ sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa để tín đồ Phật giáo và du khách mọi miền tổ quốc tham gia. Điển hình như:
- Lễ hội chùa Thiên Mụ: Diễn ra trong 3 ngày từ mùng 1 – 3 Tết Nguyên đán. Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động như rước kiệu, dâng hương, múa lân,...
- Cầu nguyện: Mọi du khách đến chùa vào dịp Tết đều có thể cầu nguyện cho một năm mới may mắn, an lành, hạnh phúc.
- Thực hành nghi lễ Phật giáo: Tụng kinh, niệm Phật,...
- Tham quan, ngắm cảnh: Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa linh thiêng, cổ kính và kiến trúc độc đáo. Vì thế, trong dịp Tết đến nhiều du khách đến địa điểm này để tham quan, ngắm cảnh, check-in,...
Di chuyển đến chùa Thiên Mụ bằng phương tiện nào?
Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian di chuyển đến chùa Thiên Mụ vì nơi đây nằm cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 5km. Dưới đây là một vài gợi ý cách đi tới chùa đơn giản, ít tốn thời gian như:
Phương tiện | Di chuyển |
Phương tiện cá nhân |
Nếu đến chùa bằng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô,...từ Huế, du khách chỉ cần đi theo đường Hà Nội rồi lên cầu Phú Xuân. Rẽ phải theo đường Lê Duẩn khi đã đi hết cầu, tiếp tục chạy thẳng lên hướng Kim Long và đi thêm 2km là có thể đến được chùa Thiên Mụ. |
Phương tiện công cộng |
Nếu chưa từng tới thành phố Huế, bạn có thể di chuyển đến chùa bằng cách phương tiện công cộng như: Taxi, xe bus, grab,... Lưu ý rằng, xe bus sẽ không dừng ở chùa Thiên Mụ, chỉ đi qua. Vì thế, nếu muốn dừng chân tại đây bạn phải báo trước với phụ xe để tránh bị đi quá gây mất thời gian di chuyển. |
Đi thuyền |
Đi thuyền là một gợi ý độc đáo, du khách có thể lựa chọn ngồi thuyền rồng dọc theo sông Hương khoảng 30 phút để đến chùa Thiên Mụ. Bằng cách này, bạn có thể tận hưởng làn gió trên bờ sông mát rượi vừa ngắm phong cảnh tuyệt đẹp. |
Khám phá ẩm thực khi tham quan chùa Thiên Mụ
Đi tham quan, du lịch, cúng bái ngoài việc ghé thăm chùa Thiên Mụ, bạn có thể thưởng thức ẩm thực của cùng đất cố đô. Điển hình như:
- Bún bò Huế ngon đậm đà, sợi bún to.
- Cơm hến – bún hến lạ miệng với cơm trắng nấu chín ăn kèm với hến cùng tóp mỡ chiên giòn.
- Bánh bột lọc, bánh nậm hay bánh bèo với phần bánh dai, dẻo, nhân đậm vị ăn kèm với nước chấm.
- Bún thịt nướng mang hương vị đặc trưng, thịt nướng được ướp vừa đủ, khi nướng không bị khô.
- Bánh khoái – loại bánh gần giống bánh xèo với nước chấm gia truyền.
- Chè hẻm, món chè làm từ bột lọc thịt quay đa dạng, đủ màu sắc trông rất bắt mắt, hấp dẫn.
- Bạn còn có thể thưởng thức nhiều món ngon khác như nem lụi, vả trộn, cơm âm phủ, hến xúc bánh tráng,...
Chùa Thiên Mụ là một trong những điểm du lịch tâm linh, được nhiều du khách ghé thăm để gửi gắm những lời cầu nguyện gia đạo bình an, đặc biệt là vào dịp lễ Tết nới đây là một nơi lý tưởng cho du khách thăm quan, du xuân và cầu tài cầu lộc. Trên đây là toàn bộ những điều cần biết về Chùa Tiên Mụ, các bạn đừng quên theo dõi trang Thời tiết số để biết thêm các thông tin khác về các địa danh Xứ Huế cũng như cập nhật tình hình Thời tiết Huế hàng ngày nhé!