Côn Sơn - Kiếp Bạc - Địa điểm cầu công danh, sức khỏe linh thiêng tại Hải Dương

Mục lục

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là một quần thể di tích văn hóa - lịch sử - tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Hải Dương. Hàng năm, có hàng ngàn lượt viếng thăm, chiêm bái, lễ bái từ người dân địa phương và du khách đến từ khắp nơi. Hãy cùng thoitietso.com điểm qua những nét đặc sắc của khu di tích này trong bài viết sau!

Đôi nét về quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa quan trọng của Việt Nam, thuộc địa phận thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là nơi đã gắn liền với những chiến công lẫy lừng của dân và quân nhà Trần trong những cuộc kháng chiến chống quân ngoại xâm. 

Không những vậy, khu quần thể di tích này  còn gắn liền với thân thế, sự nghiệp của nhiều danh nhân văn hóa của dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán, Huyền Quang, Pháp Loa,... Vào năm 2012, khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, thu hút hàng triệu lượt chiêm bái hàng năm. 

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa quan trọng
Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa quan trọng

Những điểm độc đáo của của Côn Sơn - Kiếp Bạc

Trong khu di tích, chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc là hai điểm nhấn nổi bật. Chùa Côn Sơn chính là nơi tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông - người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đền Kiếp Bạc là nơi tôn thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) - vị anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 

Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn tọa lạc dưới chân núi Côn Sơn, có tên chữ là “Thiên Tư Phúc Tự” tức là “chùa được trời ban cho phước lành”. Ngôi chùa này được xây dựng từ thời Đinh và tôn tạo lớn vào thời nhà Trần. Năm 1329, Thiền sư Pháp Loa - đệ tử của Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã cho trùng tu, sửa chữa chùa Côn Sơn. Những dấu vết của cuộc trùng tu này vẫn tồn tại cho đến nay.

Ngôi chùa cổ này gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử và văn hóa quan trọng của dân tộc Việt Nam. Nơi đây được Phật Hoàng trần Nhân Tôn - người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - chọn làm nơi để tu hành. Ngoài ra, chùa cũng nơi Thiền sư Huyền Quang - - vị tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm - đã trụ trì và phát triển đạo phái. 

Cổng tam quan chùa Côn Sơn
Cổng tam quan chùa Côn Sơn
Khuôn viên chùa Côn Sơn
Khuôn viên chùa Côn Sơn

 

Chùa có kiến trúc cổ kính
Chùa có kiến trúc cổ kính

Đền Kiếp Bạc

Với cái tên ghép từ hai làng Vạn yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc), đền Kiếp Bạc là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Vào thế kỷ XIII, đây là nơi Trần Hưng Đạo đã lập căn cứ để tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông và giành thắng lợi vẻ vang. 

Sang thế kỷ XIV, đền thờ của ngài được lập tại đây. Đền được xây dựng theo kiểu chữ Tam, gồn tiền đường, trung đường và hậu cung. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Đẩu và 4 bài vị thờ con trai. Ngoài ra, trong đền còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá, có giá trị văn hóa lịch sử quan trọng.
Ngoài ra, tại khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc còn có đền thờ của những vị anh hùng dân tộc khác như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán, Trần Nguyên Hãn. Chu Văn An.

Cổng tam quan đền Kiếp Bạc
Cổng tam quan đền Kiếp Bạc
Tượng thờ trong đền 
Tượng thờ trong đền 

 

Đền Kiếp Bạc nhìn từ trên cao
Đền Kiếp Bạc nhìn từ trên cao

Nên đến Côn Sơn - Kiếp Bạc vào thời điểm nào trong năm?

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được mọi người truyền tai nhau là nơi cầu công danh, sức khỏe vô cùng linh thiêng. Do đó, bạn có thể đến đây bất kỳ lúc nào trong năm để cầu bình an, tài lộc. Bên cạnh đó, tại khu di tích này có tổ chức Lễ hội truyền thống vào mùa xuân (16 tháng Giêng hàng năm) và mùa thu (10-20/8  m lịch) với nhiều nghi lễ, hoạt động phong phú. Vì vậy, bạn cũng nên đến đây vào những dịp này để tham gia và hòa mình trong không khí lễ hội truyền thống tại Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Lễ hội mùa xuân tại Côn Sơn - Kiếp Bạc
Lễ hội mùa xuân tại Côn Sơn - Kiếp Bạc

 

Lễ hội mùa thu tại Côn Sơn - Kiếp Bạc
Lễ hội mùa thu tại Côn Sơn - Kiếp Bạc

Di chuyển tới Côn Sơn - Kiếp Bạc bằng phương tiện gì ?

Để đến khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, bạn có thể di chuyển bằng xe khách. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn xe ô tô để đi nếu không muốn bị phụ thuộc vào lịch trình của nhà xe. Ngoài ra, nếu bạn yêu thích du lịch phượt, có thể đi đến khu di tích bằng xe máy nhé!

Các phương tiện để di chuyển
Các phương tiện để di chuyển

Cầu nguyện gì ở Côn Sơn - Kiếp Bạc?

Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bạn muốn cầu việc lớn hay công danh, sự nghiệp, hãy cầu xin ấn “Trần Triều Hưng Đạo Vương chi ấn” hoặc ấn “Quốc Pháp Đại Vương”. Nếu bạn cầu việc sinh con, tài lộc dồi dào, sự may mắn, hãy xin ấn “Vạn Dược Linh Phù”. Bên cạnh đó, bạn nên xin ấn “Phi thiên thần kiếm linh phù” để cầu tránh tà ma, bệnh tật,...

Người ta thường đến Côn Sơn - Kiếp Bạc để cầu công danh, sức khỏe,...
Người ta thường đến Côn Sơn - Kiếp Bạc để cầu công danh, sức khỏe,...

Vừa rồi, Thời Tiết Số đã giới thiệu đến bạn những nét đặc sắc tại khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về nơi này, cũng như biết cách kêu cầu sao cho ước nguyện là sự thực! Cùng đọc thêm các bài viết khác trong chuyên mục để cập nhật những di tích lịch sử khác nhé!