Hạn hán là gì? Nguyên nhân xảy ra hiện tượng hạn hán và cách ứng phó

Mục lục

Trên thế giới nói chung hay ở Việt Nam nói riêng, hạn hán đang là một trong những mối đe dọa hàng đầu của nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy hạn hán là gì, nguyên nhân và cách ứng phó với hạn hán ra sao, hãy cùng Thời tiết số tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Trên thế giới nói chung hay ở Việt Nam nói riêng, hạn hán đang là một trong những mối đe dọa hàng đầu của nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy hạn hán là gì, nguyên nhân và cách ứng phó với hạn hán ra sao, hãy cùng Thời tiết số tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Nền đất bị nứt nẻ do hạn hán kéo dài
Nền đất bị nứt nẻ do hạn hán kéo dài

Hạn hán là gì? 

Hiểu một cách đơn giản nhất, hạn hán là hiện tượng thiếu nước trong một khoảng thời gian dài do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hạn hán cũng được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo tính chất. Tổ chức WMO đã chia hạn hán thành 4 loại: hạn khí tượng, hạn thuỷ văn, hạn nông nghiệp và hạn kinh tế xã hội. 

Dù thuộc phân loại nào, hạn hán cũng đều đem lại tác động tiêu cực đến cuộc sống con người. Trước hết là ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, môi trường; sau đó là ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tình trạng hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng đói nghèo, con người bệnh tật, chiến tranh có thể xảy ra do tranh chấp nguồn nước. 

Sản xuất nông nghiệp có lẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất bởi hạn hán. Không có nước khiến cho năng suất cây trồng, sản lượng mùa vụ giảm sút từ đó kéo theo việc thu nhập của người dân không ổn định, nền kinh tế xã hội cũng bị lung lay.

Hạn hán khiến cho cây lúa không thể phát triển mà héo úa, vàng thân
Hạn hán khiến cho cây lúa không thể phát triển mà héo úa, vàng thân

Các loài động thực vật sinh sống ở vùng đất bị hạn hán cũng có nguy cơ bị hủy hoại bởi môi trường sống của chúng bị phá hủy, chất lượng đất, nước, không khí đều đã giảm sút. 

Nguyên nhân và cách ứng phó hạn hán

Nguyên nhân 

Không phải tự nhiên mà hiện tượng hạn hán xuất hiện. Vậy hạn hán xảy ra là do đâu. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là bởi: 

Nguyên nhân khách quan 

Nhìn chung, hạn hán xảy ra do khí hậu biến đổi ngày một thất thường, lượng mưa thấp và kéo dài dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước. Nhiều vùng đất hiếm khi có mưa, khi có mưa thì lượng mưa lại rất thấp,không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của sản xuất, trồng trọt và một trường xung quanh. 

Nắng nóng khiến tình trạng hạn hán nghiêm trọng hơn
Nắng nóng khiến tình trạng hạn hán nghiêm trọng hơn

Nguyên nhân chủ quan

Khi có cái nhìn khái quát hơn, ta sẽ thấy hạn hán xảy ra một phần cũng bởi ý thức của con người. Việc nguồn nước bị cạn kiệt cũng là do con người khai thác rừng bừa bãi, chặt phá rừng vô kế hoạch làm hạ thấp mực nước ngầm, khả năng điều tiết nước mặt bị giảm. 

Khai thác rừng bừa bãi cũng là một nguyên nhân dẫn đến hạn hán
Khai thác rừng bừa bãi cũng là một nguyên nhân dẫn đến hạn hán

Khai thác rừng quá mức cùng với việc trồng rừng, trồng cây không phù, phải dùng nhiều quá nhiều nước tại nơi ít nước càng làm cho hạn hán ngày một nghiêm trọng hơn; điển hình là tình trạng trồng lúa (cây cần nhiều nước) ở vùng ít nước. 

Một phần cũng là do công tác quy hoạch nước không phù hợp, các công trình không được bố trí đúng nơi, đúng chỗ nên không phát huy được hết tác dụng của nó. Vùng thiếu nước tự nhiên lại xây dựng những công trình to trong khi những vùng cần nhiều nước lại bố trí xây dựng công trình nhỏ. Không chỉ vậy, chất lượng thi công, thiết kế công trình chưa phù hợp, thiếu đầu tư hiện đại hóa cũng sẽ dẫn đến tình trạng hạn hán nghiêm trọng hơn. 

Dự án chống hạn nhưng không chống được hạn tại Đắk Nông do quy hoạch chưa hợp lý
Dự án chống hạn nhưng không chống được hạn tại Đắk Nông do quy hoạch chưa hợp lý

Bên cạnh đó, hạn hán ngày càng lan rộng do nhu cầu sử dụng nước của con người tăng cao, nhiều người chưa có ý thức tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước dẫn đến việc nguồn nước bị tổn thương, suy thoái không thể sử dụng. 

Các biện pháp ứng phó hạn hán

Vậy trước những nguyên nhân và hậu quả trên, chúng ta cần làm gì để ứng phó với hạn hán? Tuy là một hiện tượng tự nhiên nhưng chúng ta vẫn có thể giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của hạn hán khi quyết tâm hành động, bảo vệ nguồn nước. 

Trước tiên, mỗi chúng ta cần sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nước sinh hoạt, không lãng phí nước vào những việc không cần thiết, sử dụng tuần hoàn, tái sử dụng nguồn nước sao cho hợp lý hơn. Biện pháp ứng phó hạn hán tốt nhất chính là ở ý thức con người chúng ta. Đối với những cá nhân không có ý thức, cần biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức; thậm chí răn đe, xử phạt khi có những hành vi ảnh hưởng đến nguồn nước, có nguy cơ dẫn đến hạn hán trong tương lai. 

Tiết kiệm và sử dụng nước hợp lý sẽ giảm tình trạng hạn hán
Tiết kiệm và sử dụng nước hợp lý sẽ giảm tình trạng hạn hán

Để phòng ngừa và ứng phó với hạn hán một cách lâu dài, bền vững cần có sự kết hợp của nhiều biện pháp. Tùy theo địa phương, lập kế hoạch khai thác, sử dụng nước hợp lý từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng nước, phát triển bền vững tài nguyên nước trên lưu vực sông. Đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ, phát triển rừng để tăng khả năng tái tạo nguồn nước.

Công nghệ gây mưa nhân tạo bằng cách “gieo hạt mây”  
Công nghệ gây mưa nhân tạo bằng cách “gieo hạt mây”  

Bên cạnh đó, có thể tính đến việc nghiên cứu nhân tạo nguồn nước, gây mưa nhân tạo cho những vùng bị hạn hán thường xuyên. Dự kiến nguồn nước và dự báo khả năng suy thoái nguồn nước ở mỗi địa phương để người dân có nhìn nhận về việc sử dụng nước sao cho đúng đắn, phù hợp, giúp cho hiện tượng hạn hán ít có khả năng xảy ra nhất có thể. 

Có thể thấy hạn hán quả là mối đe dọa của nhân loại nếu cứ để tình trạng này kéo dài. Tuy nhiên, con người ta có thể kiểm soát điều đó và khiến cho hạn hán không trở nên thường xuyên. Nước có đủ cho chúng ta, hãy học cách bảo vệ, giữ và trữ nước hợp lý bạn nhé! Và đừng quên theo dõi Thời tiết số để luôn cập nhật các thông tin bổ ích về Cẩm nang thời tiếtDự báo thời tiết mỗi ngày!