Mục lục
Động đất là một loại hình thiên tai, gây ra nhiều tác hại đến con người, môi trường và cơ sở vật chất. Vậy bạn đã biết động đất là gì chưa? Cùng Thời tiết số tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Động đất là một loại hình thiên tai, gây ra nhiều tác hại đến con người, môi trường và cơ sở vật chất. Vậy bạn đã biết động đất là gì chưa? Những nguyên nhân và cách ứng phó khi xảy ra hiện tượng động đất? Cùng Thời tiết số tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!
Động đất là gì?
Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra khi có sự di chuyển của các tảng đá và lớp vỏ trái đất tại các khu vực gọi là địa chấn. Địa chấn xảy ra khi có sự giải phóng năng lượng từ sự căng trữ tụ trong lớp vỏ trái đất, dẫn đến những dao động và chuyển động mạnh mẽ trên mặt đất.
Khi năng lượng tích tụ đạt đến giới hạn, lớp vỏ trái đất không thể duy trì sự ổn định, giải phóng năng lượng đó dưới dạng sóng động, tạo ra những cơn động đất. Hiện tượng này có thể gây ra những biến động mạnh tại các vùng lân cận, đặc biệt là tại các điểm gần tâm địa chấn, gây ra sóng thần và các thiệt hại đến môi trường và cơ sở vật chất.
Nguyên nhân xảy ra động đất
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng động đất là do sự giải phóng năng lượng từ sự căng thẳng tích tụ trong lớp vỏ trái đất.
Hiện tượng căng thẳng này có thể do:
- Các mảng kiến tạo va chạm hoặc tách ra gây ra sự căng thẳng và nứt gãy trong lớp vỏ trái đất, từ đó hình thành nên động đất.
- Magna từ lớp phủ trái đất phun trào lên bề mặt tạo ra các nứt gãy trong lớp vỏ trái đất, gây ra hiện tượng động đất.
- Những hoạt động khai thác sâu dưới lòng đất có thể gây nên sự thay đổi áp suất và nhiệt độ trong lớp vỏ trái đất, tạo ra sứt nứt gãy và động đất.
- Động đất có thể được hình thành do tác động của sự sụp đổ các hang động hoặc hầm mỏ, các vụ nổ hạt nhân, các hoạt động quân sự,...
Độ lớn của động đất
Động đất xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên chỉ gây nên tác động khi có độ lớn nhất định.
Độ lớn của động đất M hay còn được gọi là độ Richter, được mô tả như sau:
- Từ 1 - 2: Không nhận biết và cảm nhận được.
- Từ 2 - 4: Có thể cảm nhận được tuy nhiên không gây thiệt hại.
- Từ 4 - 5: Cảm nhận rõ sự rung chuyển của mặt đất, nghe thấy tiếng nổ, gây ra thiệt hại không đáng kể.
- Từ 5 - 6: Cảm nhận rõ sự rung chuyển của nhà cửa, xuất hiện các vết nứt ở một số công trình.
- Từ 6 - 7: Gây ra thiệt hại nhẹ về nhà cửa.
- Từ 7 - 8: Gây phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, kèm với vết nứt hoặc lún sụt trên mặt đất.
- Từ 8 - 9: Thiệt hại nặng nề về nhà cửa, nền đất lún sâu đến 1m, kéo theo sự sụp đổ lớn ở núi hoặc thay đổi địa hình theo diện rộng.
- Trên 9: Tàn phá khủng khiếp, hiếm khi xảy ra.
Những trận động đất có độ lớn M > 7 chỉ thường tập trung ở những vùng nhất định, có đới hoạt động địa chấn mạnh.
Hướng dẫn cách ứng phó với động đất
Trước khi xảy ra động đất
Hiện tượng động đất thường xảy ra đột ngột. Do đó, bạn cần chuẩn bị thật kỹ để bảo vệ bản thân và người xung quanh trong trường hợp có động đất xảy ra:
- Xây dựng các phương án ứng phó với thảm họa thiên tai tại nhà và nơi làm việc
- Xác định các khu vực thoát hiểm và ẩn nấp khi có thiên tai xảy ra. Theo dõi các tin tức và dự báo của cơ quan khí tượng uy tín.
- Đặt các vật dụng tivi, gương, máy tính, kệ sách,... xa giường ngủ để hạn chế nguy cơ gây thương tích.
- Lưu số điện thoại khẩn cấp của các cơ quan chức năng như cấp cứu, cứu hỏa,...
Trong khi xảy ra động đất
1. Trong nhà
- Tìm nơi trú ẩn an toàn, tránh để các vật cứng, nặng rơi vào người khi có rung lắc.
- Nấp dưới gầm bàn, giường. Tránh xa cửa kính, tránh di chuyển khi đang có chấn động.
- Dùng chăn, gối, nệm,... để bảo vệ vùng đầu. Khóa ngay các van gas, cầu dao điện. Dùng đèn pin để chiếu sáng thay vì bật lửa.
2. Ngoài đường
- Tìm những bãi đất trống để lánh nạn, tránh các khu vực đông người.
- Tránh các công trình cao tầng, tường cao, gầm cầu, cột điện, đường dây điện,...
- Nếu đang ở trong các công trình kiên cố, hãy ngồi yên đến khi hết rung động rồi mới ra theo trật tự.
- Khi ở gần bờ biển phải di tản ngay lập tức vì động đất có thể gây ra sóng thần
Sau khi xảy ra động đất
Sau động đất thường có các trận dư chấn. Tuy không lớn nhưng dư chấn cũng có thể gây ra các tác hại. Do đó, sau động đất, bạn cần:
- Di chuyển đến các khu lánh nạn nếu khu vực sống đang nguy hiểm
- Tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện, dây điện.
- Tuyệt đối không di chuyển bằng thang máy do có thể bị kẹt vì mất điện.
Vừa rồi là toàn bộ những thông tin liên quan đến hiện tượng thiên tai động đất. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng này và có các biện pháp chủ động ứng phó. Cùng theo dõi các bài viết trong Thời Tiết Số để cập nhật thông tin dự báo thời tiết và kiến thức mới về khí hậu nhé!