Bản chất không khí lạnh là gì? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng không khí lạnh

Mục lục

Không khí lạnh ảnh hưởng đến miền Bắc nước ta hàng năm khiến trời rét. Lúc này sẽ có nhiều bệnh lý dễ phát sinh như: Đau nhức xương khớp, hạ thân nhiệt, viêm phổi,...

Vậy không khí lạnh là gì? Nguyên nhân nào đã dẫn đến hiện tượng thời tiết này? Để có được câu trả lời chính xác, mời bạn hãy cùng Thời Tiết Số theo dõi nội dung bài viết dưới đây

Không khí lạnh là gì?

Không khí lạnh là hiện tượng thời tiết khi khối không khí rất lạnh từ lục địa Châu Á đi xuống khu vực nước ta. Khi khối không khí này di chuyển đến nơi đang có khối không khí ấm sẽ gây ra gió Đông Bắc mạnh khiến trời trở rét và thời tiết xấu.

Không khí lạnh là hiện tượng thời tiết khối không khí lạnh từ lục địa Châu Á xuống nước ta
Không khí lạnh là hiện tượng thời tiết khối không khí lạnh từ lục địa Châu Á xuống nước ta

Không khí lạnh có nguồn gốc cực đới, tràn qua lục địa Châu Á dưới dạng Pront lạnh. Tuy nhiên, khi xuống đến nước ta trong nhiều trường hợp không còn thể hiện rõ tính chất nên được gọi chung là “không khí lạnh”.

Ở nước ta, không khí lạnh thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 - 4 năm sau, diễn ra chủ yếu ở miền Bắc, Bắc trung Bộ, trong đó lạnh nhất là ở Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang…

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng không khí lạnh

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng không khí lạnh xảy ra là sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 khu vực. Theo đó, khi khối không khí lạnh di chuyển từ khu vực lạnh sang khu vực ấm hơn sẽ gây ra hiện tượng thời tiết lạnh. 

Tình trạng này thường xảy ra vào mùa đông khi nhiệt độ ở các vùng cực, cận cực giảm xuống. Khối không khí lạnh ở những vùng này di chuyển xuống khu vực thấp hơn sẽ gây ra hiện tượng thời tiết lạnh. 

Ngoài ra, hiện tượng không khí lạnh cũng có thể xảy ra vào mùa hè. Cụ thể, khi khối không khí lạnh từ các vùng núi cao di chuyển xuống vùng đồng bằng thấp hơn gây ra hiện tượng thời tiết lạnh tại khu vực này.

Không khí lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người thế nào?

Theo các chuyên gia của Bộ Y tế, không khí lạnh dễ khiến cơ thể con người tiêu tốn năng lượng và giảm sức đề kháng. Vì thế, những người có thể trạng yếu, chưa kịp thích nghi với thời tiết rất dễ nhiễm một số bệnh sau: 

Dễ đau nhức xương khớp

Khi trời chuyển lạnh và nhiệt độ hạ thấp xuống, lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể sẽ trở nên kém hơn bình thường. Vì cơ thể cố gắng dự trữ năng lượng, khí lạnh xâm nhập vào da sẽ làm mạch máu co lại.

Không khí lạnh dễ khiến con người bị đau nhức xương khớp
Không khí lạnh dễ khiến con người bị đau nhức xương khớp

Điều này dẫn đến lưu thông dịch khớp, máu nuôi khớp giảm đi. Từ đó làm tổn thương sụn và màng hoạt dịch khớp dẫn đến đau xương khớp.

Ngoài ra, rối loạn tuần hoàn trong cơ thể tại vị trí khớp, dịch khớp, độ nhớt máu,... cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp khi có không khí lạnh

Mỗi khi thời tiết trở lạnh, có mưa gió, nếu bị bệnh đau xương khớp bạn cần chú ý mặc ấm, nhất là sau khi ra mồ hôi. Người dân sống ở vùng nông thôn khi trời trở lạnh, khớp sưng cấp không nên lội bùn, lội nước, nếu cần phải đi ủng để đảm bảo giữ chân khô ráo.

Dễ bị hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt là khi nhiệt độ ở hậu môn thấp hơn 35 độ C. Người già, trẻ nhỏ, người bị say rượu(ma túy), suy dinh dưỡng, thiểu năng tuyến giáp,... là những đối tượng có nguy cơ cao bị hạ thân nhiệt trong mùa lạnh. Lúc này, tim, hệ thần kinh và các cơ quan khác sẽ không thể hoạt động bình thường. 

Thời tiết lạnh khiến người già, trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng,... nguy cơ cao bị hạ thân nhiệt
Thời tiết lạnh khiến người già, trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng,... nguy cơ cao bị hạ thân nhiệt

Nếu không điều trị kịp thời, hạ thân nhiệt còn có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, khi trời lạnh nếu bị run lẩy bẩy, da lạnh, nói lắp bắp, nhịp thở chậm, mệt mỏi, mất phối hợp động tác, bạn nên quấn chăn và đốt lửa sưởi đến khi cơ thể ấm lại.  

Tăng nguy cơ đột quỵ

Khi trời lạnh, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời khác nhau, khi cơ thể tiếp xúc sẽ dẫn đến việc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Từ đó mạch máu bị co thắt, cơ thể giữ nước có thể làm huyết áp đột ngột tăng cao, dễ dẫn đến các tai biến như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Khi trời lạnh khiến mạch máu bị co thắt, cơ thể giữ nước dẫn đến các tai biết như đột quỵ, nhồi máu cơ tim
Khi trời lạnh khiến mạch máu bị co thắt, cơ thể giữ nước dẫn đến các tai biết như đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Những đối tượng nguy cơ cao bị đột quỵ như: Người già, người thường xuyên căng thẳng, ít vận động, nghiện rượu bia, thuốc lá, ăn uống thiếu khoa học, béo phì tiểu đường,....

Lúc này, bạn cần chú ý giữ cơ thể luôn ấm áp, hạn chế để gió lạnh xâm nhập vào người khi mở cửa. Đồng thời giữ chế độ sinh hoạt hợp lý, tình cảm và tâm lý ổn định. Tránh những chấn thương quá mức, xúc động hoặc stress nhằm thích ứng với môi trường, giảm nguy cơ đột quỵ.

Ngoài ra, người có nguy cơ cao bị đột quỵ nên hạn chế sử dụng mỡ động vật, muối trong thực đơn. Ưu tiên ăn rau củ quả, siêng năng tập thể dục, vận động và kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.

Dễ bị viêm phổi

Phổi rất dễ bị ảnh hưởng khi có không khí lạnh, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Lúc này, bệnh có thể diễn biến nhanh và nặng, dẫn đến tử vong. 

Phổi rất dễ bị ảnh hưởng khi trời trở lạnh
Phổi rất dễ bị ảnh hưởng khi trời trở lạnh

Dấu hiệu của tình trạng này là ho có đờm, ho khan, đờm màu trắng đục, vàng hoặc xanh, đôi khi có lẫn máu. Bên cạnh đó còn kèm theo tức ngực, khó thở, sốt, nhịp tim nhanh,... Nếu cảm thấy thể trạng cơ thể yếu đi, mệt mỏi, nặng ngực bạn cần đến cơ sở y tế ngay để tránh biến chứng.

Không khí lạnh hoạt động và gây ảnh hưởng không nhỏ đến thời tiết nước ta vào mỗi dịp đông về. Đây là thời điểm dễ phát sinh nhiều bệnh lý về đường hô hấp, vì vậy hãy cập nhật tin tức về không khí lạnh và các cẩm nang bổ ích tại Thoitietso mỗi ngày để có biện pháp phòng tránh phù hợp bạn nhé!