Lũ lụt là gì? Nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng lũ lụt

Mục lục

Lũ lụt là hiện tượng nước trong hồ, sông tràn ngập vùng đất. Điều này ảnh hưởng cuộc sống và gây nguy hiểm tới làng, thành phố hay các khu định cư khác.

Do đó, để hạn chế thiệt hại không đáng có bạn cần biết cách phòng tránh. Bài viết dưới đây Thoitietso.com sẽ chia sẻ thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này cùng đón đón nhé. 

Lũ lụt là gì?

Lũ lụt là danh từ ghép tạo bởi 2 từ đơn chỉ hiện tượng khác biệt gồm lũ, lụt. Trong đó, ý nghĩa cơ bản của từ này như sau:

Lũ lụt là hiện tượng nước trong hồ, sông tràn ngập vùng đất được bảo vệ
Lũ lụt là hiện tượng nước trong hồ, sông tràn ngập vùng đất được bảo vệ
  • Lũ: Hiện tượng ngập lụt và nước chảy xiết tốc độ cao. Với sức tàn phá gây thiệt hại nặng nề về tài sản, nhà cửa, vật nuôi, thậm chí đe dọa tính mạng con người. Thông thường lũ xảy ra ở vùng địa hình dốc, dòng nước lũ chảy nhanh.
  • Lụt: Hiện tượng ngập úng nước trong khoảng thời gian dài chưa kịp thoát. Lụt thường xuất hiện vùng đồng bằng, trũng thấp.

Như vậy, đây là hiện tượng nước trong hồ, sông quá lớn gây tràn vào bờ, ngập úng vùng được bảo vệ. Điều này gây nguy hiểm đến các làng, thành phố hay khu định cư khác.

Nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng lũ lụt

Lũ lụt ở nước ta thường diễn ra chủ yếu ở miền Trung, đặc biệt là Quảng Bình. Theo thống kê từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy Văn từ 1975 tới nay vùng đất này đã có 25 trận lũ lớn gây nhiều thiệt hại về cả người lẫn tài sản.

Thực tế, lũ lụt được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Nguyên nhân từ con người

Tác động của con người là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng lũ lụt. Việc khai thác tài nguyên rừng, chặt phá rừng bừa bãi làm cho đồi xói mòn, dễ sạt lở, ngập lụt mỗi khi mưa bão tới.

Tác động của con người là vấn đề gây nên tình trạng lũ
Tác động của con người là vấn đề gây nên tình trạng lũ

Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường, xả rác làm biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân phổ biến. Mặc dù hiện nay vấn đề này đang được người dân cả nước nói chung quan tâm, bảo vệ. Thế nhưng, không thể tránh khỏi ô nhiễm khiến băng tan, Trái đất nóng gây thiên tai.

Từ tự nhiên

Không chỉ nguyên nhân từ con người hiện tượng lũ cũng xuất phát từ tự nhiên. Trong đó có thể kể tới:

Bão, triều cường, mưa lớn kéo dài, thảm họa sóng thần thủy triều là nguyên nhân gây nên lũ
Bão, triều cường, mưa lớn kéo dài, thảm họa sóng thần thủy triều là nguyên nhân gây nên lũ
  • Bão, triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lớn, hiện tượng sạt lở đất làm cho đất dân lên, tràn ngập nước vùng ven biển. Đây cũng chính là lý do tại sao vùng biển thường trồng rừng ngoài đê. 
  • Mưa lớn kéo dài: Ở vùng đồng bằng thường có mưa lớn kéo dài làm cho lưu vực nước trên đê, sông không có lối thoát. Đồng thời, hình thành nên lũ quét, ống gây thiệt hại về người, của.
  • Thảm họa sóng thần, thủy triều: Đây là nguyên nhân gây ngập lụt ở tỉnh ven biển miền Trung. Vì mực nước tràn về dâng cao và tràn qua đê, hồ thủy điện. 

Cách phòng tránh lũ phổ biến, hiệu quả

Sau khi nắm rõ lũ lụt là gì và nguyên nhân xảy ra hiện tượng này bạn cần tìm hiểu cách phòng tránh. Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại không đáng có về người và của. Chẳng hạn như:

Trước khi xảy ra lũ

Trước khi có lũ xuất hiện bạn hãy chú ý những nguyên tắc dưới đây để bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại:

Trước khi xảy ra lũ bạn cần sơ tán khỏi vùng nguy hiểm
Trước khi xảy ra lũ bạn cần sơ tán khỏi vùng nguy hiểm
  • Sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm, cảnh báo có lũ quét. 
  • Triển khai biện pháp nhằm bảo đảm an toàn, nhất là người già, trẻ em, phụ nữ có thai.
  • Cải thiện và xây dựng hệ thống đê để hạn chế lũ càn quét mạnh mẽ.
  • Di chuyển neo đậu, tàu thuyền về vị trí an toàn khi cần thiết.
  • Theo dõi và cập nhật thông tin dự báo thời tiết, ngập úng trên phương tiện truyền thông để có biện pháp ứng phó.
  • Rà soát và bổ sung thiết bị cứu hộ cứu nạn, lương thực, thực phẩm, thiết bị điện tử.
  • Thành lập đội tìm kiếm và hỗ trợ cứu nạn, thuốc chữa bệnh, nước uống, lương thực, nhu yếu phẩm khác.

Trong thời gian lũ lụt

Trong thời gian xảy ra lũ lụt rất nguy hiểm nên bạn cần có công tác phòng tránh an toàn. Một số nguyên tắc bạn phải nắm như:

  • Không tự ý di chuyển xuồng, thuyền tới nơi khác.
  • Ngắt nguồn điện trong nhà, dùng điện thoại di động cập nhật tình hình và báo với cơ quan chức năng.
  • Rà soát và phát hiện, xử lý sự cố đê điều, công trình để hạn chế thiệt hại.
  • Di chuyển hàng hóa, trang thiết bị và nhu yếu phẩm tới nơi cao, an toàn.

Sau lũ

Sau khi lũ lụt rút để bảo đảm giảm ảnh hưởng bạn nên áp dụng biện pháp phòng tránh cơ bản dưới đây:

Sau khi lũ lụt xuất hiện bạn hãy trồng và bảo vệ rừng
Sau khi lũ lụt xuất hiện bạn hãy trồng và bảo vệ rừng
  • Dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa, đường xa hạn chế lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.
  • Rà soát, kiểm tra thiết bị điện, nhà máy để xem xét thiệt hại, tu sửa.
  • Trồng và bảo vệ rừng nhằm hạn chế xói mòn đất gây lũ lớn ảnh hưởng tới người dân.
  • Chuẩn bị công trình đê điều, thi công tránh bị ảnh hưởng.
  • Tu sửa nhà xưởng, hoạt động như thường.

Lũ lụt bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau, gây ảnh hưởng đến con người về sức khỏe, của cải. Vì thế, người dân hãy tìm hiểu và có biện pháp khắc phục hiệu quả để hạn chế tối đa tình trạng này. Đừng quên theo dõi Thời Tiết Số để cập nhật tin tức mới nhất về dự báo thời tiết và cẩm nang thời tiết bạn nhé!