Mưa đá là gì? Nguyên nhân xảy ra hiện tượng mưa đá và cách ứng phó

Mục lục

Thiên nhiên muôn hình vạn trạng luôn có rất nhiều hiện tượng kỳ thú, ẩn chứa nhiều điều mà con người chưa ngờ tới được. Một trong số đó phải kể đến mưa đá. Vậy mưa đá thường xuất hiện vào thời điểm nào, có ảnh hưởng ra sao, bài viết dưới đây Thoitietso sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này từ đó có những biện pháp ứng phó phù hợp.

Mưa đá là gì?

Nếu hiện tượng mưa bình thường chỉ có nước mưa từ trên trời rơi xuống thì mưa đá sẽ kèm theo những hạt hoặc cục băng với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Thường mưa đá sẽ xuất hiện cùng với mưa rào, những viên đá rơi xuống có hình thù không cân đối và có nguy cơ gây ra nguy hiểm bất ngờ cho con người. 

Biết là nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự biết rằng có nhiều chuyên gia nhận định mưa đá là một trong những hiện tượng thời tiết nguy hiểm nhất. 

Ở nước ta, khu vực nào cũng có thể xảy ra hiện tượng mưa đá. Những vùng ven biển hay vùng núi là có khả năng xảy ra mưa đá lớn nhất, vùng đồng bằng ít khi có tình trạng mưa đá hơn. 

Mưa đá gây thiệt hại đến hoa màu của người dân
Mưa đá gây thiệt hại đến hoa màu của người dân

Mưa đá đa phần xuất hiện trong thời điểm giao mùa (vào các tháng như 3,4,5 hoặc 8,9,10). Những trận mưa đá thường khoảng từ 5-10 phút nhưng cũng có khi kéo dài từ 20-30 phút gây thiệt hại nặng nề cho con người đặc biệt là nhà cửa và hoa màu. Bởi những viên đá có kích thước lớn (5-50mm) tốc độ rơi nhanh (30-90m/s) nên khi tiếp đất sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. 

Những hạt mưa đá có thể có kích thước rất lớn
Những hạt mưa đá có thể có kích thước rất lớn

Nguyên nhân và cách ứng phó 

Nguyên nhân

Mưa đá xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ta có thể kể đến một số nguyên do chủ yếu như: 

Có sự tranh chấp giữa hai khối khí nóng và lạnh khiến đối lưu phát triển mạnh. Mưa đá hình thành trong các đám mây giông lớn, tần suất số cơn giông có mưa đá là dưới 10%. 

Các luồng khí di chuyển từ tầng thấp lên các tầng cao mang theo hơi nước, gặp nhiệt độ thấp ở phần trên của các đám mây (có thể dưới -20 độ C). Hơi nước ngưng kết thành các hạt băng nhỏ. Trong quá trình di chuyển, hơi nước sẽ tiếp tục được bổ sung khiến cho những hạt băng này có kích thước ngày càng lớn. Đến một trọng lượng nhất định, dòng khí không thể đẩy các hạt băng đi được nữa sẽ rơi xuống mặt đất tạo thành mưa đá. 

Sơ đồ quá trình hình thành mưa đá
Sơ đồ quá trình hình thành mưa đá

Ngày nay, hiện tượng mưa đá ngày càng xuất hiện dày hơn, thời lượng mưa cũng lâu hơn một cách bất thường. Vậy nguyên nhân là do đâu?  Một phần có lẽ bởi biến đổi thời tiết ngày càng trầm trọng khiến cho các khối khí có sự đối lập mãnh liệt hơn tạo thành các đối lưu cực mạnh, khiến cho mưa đá xảy ra bất thường không có sự ổn định như trước. 

Mưa đá đến bất thường với lượng đá lớn
Mưa đá đến bất thường với lượng đá lớn

Biện pháp ứng phó với mưa đá 

Với trình độ khoa học công nghệ như hiện nay, các nhà dự báo thời tiết vẫn chưa thể chắc chắn được khi nào mưa đá sẽ xuất hiện nên người dân cần quan sát và để ý mỗi khi thời tiết có dấu hiệu bất thường để có những biện pháp phòng chống, ứng phó kịp thời. 

Đầu tiên là cần nhận biết thời điểm và dấu hiệu của mưa đá. Đó là vào các tháng giao mùa, lúc này các cơn giông tố mạnh thường xảy ra nên rất có khả năng mưa đá sẽ xuất hiện. Dựa vào một số dấu hiệu sau đây, người dân có thể dự đoán mưa đá sắp đến:

  • Giông mạnh vào ban ngày, bầu trời bị mây đen phủ kín
  • Ban đêm có sấm to, gió đang thổi mạnh bỗng dưng lặng đi, thời tiết trở lạnh đột ngột. 
  • Đám mây có dạng như hình bầu vú đen sẫm lại.
  • Gió thổi và giông mạnh với các tiếng ù ù, ầm ầm liên tục.
  • Nhiệt độ không khí giảm mạnh.
  • Tiếng động mưa rơi rơi mái nhà phát ra lớn.
Bầu trời trước khi mưa đá xuất hiện
Bầu trời trước khi mưa đá xuất hiện

Đặc biệt là khi thấy mưa mà cảm giác không khí bắt đầu lạnh hơn, hãy tìm ngay chỗ trú an toàn để tránh những tổn thương đáng tiếc do mưa đá. 

Người dân ở các khu vực thường xuyên xảy ra mưa đá (vùng giáp biển, giáp núi,...) luôn phải sẵn sàng có những biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho người, bảo vệ cho cây trồng, vật nuôi, trang thiết bị, máy móc khi mưa đá đến. 

Với mái nhà, người dân nên chọn những vật liệu có chất lượng tốt, giảm tiếng ồn, mái xây hình tam giác chéo xuống hai bên để hạn chế tổn thương do mưa đá gây ra. Thường xuyên kiểm tra tình trạng mái để luôn đảm bảo an toàn cho nơi lưu trú. 

Mái nhà tam giác giúp hạn chế mức tàn phá của viên đá khi rơi từ cao xuống
Mái nhà tam giác giúp hạn chế mức tàn phá của viên đá khi rơi từ cao xuống

Cũng có thể làm mái che cho hoa màu, vật nuôi trong các tháng thường xuyên xảy ra mưa đá. 

Mái che đảm bảo cho hoa màu khi mưa đá xuất hiện
Mái che đảm bảo cho hoa màu khi mưa đá xuất hiện

Khi đi ngoài đường mà gặp phải mưa đá, cần đội mũ bảo hiểm để bảo vệ an toàn cho vùng đầu. Nhanh chóng tìm một nơi trú gần đó, hạn chế đi trên đường khi gặp phải mưa đá vì khi đó đường rất trơn trượt dễ gây ngã, nguy hiểm cho người điều khiển các phương tiện giao thông. 

Mưa đá trên đường rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông
Mưa đá trên đường rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông

Mưa đá bất thường một phần là do sự biến đổi khí hậu toàn cầu, vì vậy mỗi chúng ta hãy chung tay bảo vệ môi trường. Môi trường tốt sẽ tạo nên khí hậu ôn hòa, không có những hiện tượng thời tiết tiêu cực, khắc nghiệt. 

Qua bài viết trên, Thời tiết số mong rằng đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng mưa đá, dấu hiệu khi mưa đá sắp xảy ra cũng như mức độ nguy hiểm mà hiện tượng này có thể gây lên. Hy vọng với những biện pháp ứng phó trên, bạn sẽ bình tĩnh khi đối diện với mưa đá, có thể hạn chế nhất những tổn hại mà nó mang lại. Và nhớ đừng quên theo dõi Thời tiết số mỗi ngày để cập nhật các tin tức mới nhất về thời tiết cũng như các cẩm nang thời tiết bổ ích bạn nhé!