Mục lục
Mưa là hiện tượng tự nhiên xảy ra do sự ngưng tụ hơi nước trên bầu trời dưới dạng những đám mây. Khi gặp điều kiện lạnh tạo thành giọt nước, nặng hơn không khí và rơi xuống đất.
Nếu bạn đang quan tâm đến hiện tượng này hãy cùng Thoitietso.com đón đọc nội dung bài viết bên dưới đây để nắm rõ hơn.
Mưa là gì?
Mưa là hiện tượng xảy ra do ngưng tụ của hơi nước trên bầu trời dưới dạng những đám mây. Gặp lạnh tạo thành giọt nước nặng hơn không khí và rơi xuống đất.
Khi có quá nhiều giọt nước hình thành ở mây, lâu ngày những đám mây càng nặng sẽ rơi xuống tạo thành mưa. Đây là một thành phần chính của chu trình nước, chịu trách nhiệm cho việc lắng đọng hầu hết nước ngọt trên Trái Đất.
Đây là thành phần chính của chu trình nước, chịu trách nhiệm cho việc lắng đọng hầu hết nước ngọt trên trái đất. Mưa sẽ cung cấp điều kiện thích hợp cho nhiều hệ sinh thái, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện, thủy lợi.
Ở Việt Nam, mưa phân bố không đều theo vùng miền và theo mùa. Trong đó Thừa Thiên Huế là một trong những điểm có lượng mưa lớn nhất nước ta bởi ảnh hưởng của bão, dải hội tụ nhiệt đới và địa hình chắn gió mùa Đông Bắc…
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng mưa do đâu?
Nguyên nhân tạo nên mưa là do sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí được tạo ra từ quá trình bốc hơi của nước từ các bề mặt. Cụ thể như sông, biển, hồ, đất,… quá trình này diễn ra khi nhiệt độ bề mặt nước cao hơn nhiệt độ không khí xung quanh.
Nguyên nhân tạo nên mưa là do sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí tạo ra từ quá trình bốc hơi nước
Hơi nước trong không khí di chuyển lên cao do sự đối lưu của không khí, nhiệt độ giảm xuống khiến hơi nước ngưng tụ lại thành các hạt nhỏ. Những hạt nhỏ này sẽ liên kết với nhau tạo thành các đám mây.
Khi những hạt nước trong đám mây đủ lớn và nặng, chúng sẽ rơi xuống mặt đất để tạo thành mưa. Trong đó nguyên nhân chính tạo nên mưa là do:
Nguyên nhân | Chi tiết |
Nguyên nhân tự nhiên |
|
Do con người |
Do hoạt động sản xuất công nghiệp, GTVT,… thải ra những chất độc có hại cho môi trường như SO2, NO2,… |
Một số công dụng của mưa
Hiện tượng này đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Phải đến đến một số công dụng như sau:
- Cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất: Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt, sản xuất của con người. Nước mưa có thể dùng để uống, tắm rửa, tưới tiêu hay nấu ăn,…
- Duy trì hệ sinh thái: Mưa là nguồn nước quan trọng cho hệ sinh thái, giúp duy trì sự sống của thực vật, động vật, vi sinh vật,…
- Điều hòa khí hậu: Ngoài ra, mưa còn giúp điều hòa thời tiết bằng cách làm mát không khí và tăng độ ẩm.
- Giúp giảm ô nhiễm không khí: Rửa trôi các chất ô nhiễm trong không khí như bụi bẩn, khói và sương mù.
- Giúp phát triển du lịch: Tạo ra cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thu hút khách du lịch.
Các loại mưa phổ biến
Mưa được phân loại theo hàm lượng, hình dạng, kích thước của những giọt nước đã kết tủa khi đáp ứng điều kiện thích hợp. Cụ thể:
Mưa phùn
Đây là hiện tượng ngưng tụ nước thành hạt nhỏ hơn giọt mưa, đường kính bé 0,5mm. Tình trạng này được tạo ra là do những đám mây ở tầng thấp. Lượng mưa đo được vào khoảng 1mm/ngày hoặc ít hơn.
Hiện tượng kể trên thường xuất hiện vào mùa đông, đầu xuân ở những vùng có khí hậu lạnh. Đây cũng được xem là nguồn cung cấp nước quan trọng cho cây cối, giúp đâm chồi nảy lộc.
Mưa rào
Ý chỉ những cơn mưa có giọt nước lớn rơi xuống dày đặc chỉ trong thời gian ngắn. Loại này thường xảy ra ở nơi có áp suất khí quyển rơi xuống, tạo thành trung tâm áp suất thấp được gọi là bão.
Các trận mưa rào có liên quan đến những đám mây hình thành quá nhanh chóng. Chính vì vậy những giọt nước này mới lớn hơn.
Mưa đá
Mưa đá là hiện tượng ở dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng, kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ đám mây dông.
Kích thước hạt mưa từ 5mm đến hàng chục cm, thường có cỡ khoảng vài cm và có hình dạng cầu không cân đối. Những hạt mưa này sẽ rơi xuống cùng cơn mưa rào.
Mưa tuyết
Những cơn có hạt dạng tinh thể đá nhỏ hoặc sự pha trộn của tinh thể băng với kích thước 0.1mm. Hiện tượng xuất hiện khi nhiệt độ dưới 2 độ C. Thực tế các trận này thường xảy ra khi nhiệt độ nằm trong khoảng 0 – 2 độ C.
Càng lên cao nhiệt độ không khí càng thấp khiến hơi nước ở đám mây bị kết dính lại với nhau. Từ đó tạo thành các bông tuyết nhỏ, dần dần tích tụ quá nhiều đến nặng. Không khí lúc này không thể lưu thông được và kéo mây bay tiếp nên xảy ra hiện tượng này.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp các bạn thấy mưa đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và hệ sinh thái, giúp điều hòa không khí, làm giảm nhiệt độ. Đừng quên theo dõi Thời Tiết Số để có thêm nhiều thông tin và kiến thức mới về thời tiết bạn nhé!