Nét độc đáo trong bản sắc văn hóa người Sơn La

Mục lục

Sơn La là một tỉnh vùng cao Tây Bắc của Việt Nam, nổi tiếng với các cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và các lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa hấp dẫn. Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch tại đây, hãy cùng Thời Tiết Số điểm qua những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa người Sơn La nhé!

Đôi nét về văn hóa người Sơn La

Sơn La là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, nổi tiếng với nhiều cảnh quan hùng vĩ và giá trị bản sắc văn hóa phong phú. Đây là nơi hội tụ, sinh sống từ lâu đời của 12 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản đặc sắc, góp phần tạo nên sự đa văn hóa tại Sơn La. 

Các giá trị quý báu về văn hóa của Sơn La đã được truyền qua bao thế hệ con người nơi đây. Điều đó đã hun đúc, tạo nên truyền thống tốt đẹp của văn hóa và con người Sơn La. Đây không chỉ là niềm tự hào của vùng đất hùng vĩ này mà đó còn là tài sản chúng của toàn dân tộc Việt Nam.

Sơn La có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa
Sơn La có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa

Nét độc đáo văn hóa các dân tộc người Sơn La

Như đã nói, Sơn La là nơi sinh sống của 12 đồng bào, dân tộc anh em, nổi bật trong đó là đồng bào người Khơ Mú, La Ha, Kháng.

Văn hóa người Khơ Mú

Dân tộc Khơ Mú chiếm 1.23% tổng dân số Sơn La, xếp thứ 7 toàn tỉnh. Họ phân bố tập trung ở các huyện Yên Châu, Mai Sơn, Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Sông Mã. Người Khơ Mú mang họ của một loài thú, chim hay một thứ cây nào đó. Mỗi dòng họ coi chim, thú, cây cối là tổ tiên của mình và kiêng kỵ việc giết thịt, ăn thịt những loài này. Những người có cùng dòng họ coi nhau là anh em ruột thịt.

Người Khơ Mú sống chủ yếu nhờ nghề dệt vải làm túi, đan lát truyền thống. Họ tự tay làm ra những chiếc ghế mây, mâm mây, gùi đeo,... từ tre, giang, nứa, mây,... Để giữ gìn bản sắc dân tộc, những người có uy tín trong bản thường tổ chức các cuộc họp để bảo tồn bản sắc văn hóa, dạy và giáo dục cho thế hệ trẻ về nét đẹp dân tộc thông qua trang phục, làn điệu dân ca, ẩm thực, tiếng nói, dân vũ.

Cảnh sinh hoạt của đồng bào người Khơ Mú
Cảnh sinh hoạt của đồng bào người Khơ Mú

Văn hóa người La Ha

Người La Ha là một đồng bảo thiểu số ở Sơn La, có dân số khoảng 10000 người. Họ có ngôn ngữ riêng, sống cộng cư với người Thái Đen nên ngoài tiếng mẹ đẻ, họ còn sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp. Dân tộc La Ha sống thành từng làng, mỗi làng khoảng 10 nhà. Họ ở nhà sàn, có hai cửa ra vào và thang lên xuống ở hai đầu nhà, một cửa vào khu vực tiếp khách và một cửa dẫn vào nơi sinh hoạt của gia đình.

Người La Ha hiện vẫn đang nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của họ. Điệu múa truyền thống như "tăng bu", "hưn mạy" cùng với các tín ngưỡng và quan niệm riêng biệt tạo nên bản sắc độc đáo của dân tộc này. Họ cũng tổ chức nhiều lễ hội truyền thống với các hoạt động đặc sắc.

Sinh hoạt lễ hội của người Na Ha
Sinh hoạt lễ hội của người Na Ha

Văn hóa người Kháng

Đồng bào người Kháng thuộc dân tộc thiểu số của nước ta, chiếm 0.83% dân số tại Sơn La. Người Kháng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình là tiếng Kháng - ngôn ngữ thuộc hệ Khơ Mú, ngữ tộc Môn - Khmer. Người Kháng chủ yếu kiếm sống từ việc làm rẫy theo lối chọc lỗ tra hạt, chăn nuôi, trồng trọt. Ngoài ra, họ cũng đan lát và làm mộc.

Người Kháng sinh sốt trong các ngôi nhà sàn, gồm 3 gian và 2 chái. Mái nhà sàn có hình dáng mu rùa, 2 cửa ra vào ở 2 đầu nhà, 2 cửa sổ ở 2 vách. Mỗi nhà gồm có 2 bếp lửa - 1 để nấu ăn hàng ngày và 1 để nấu đồ cúng tế khi ông bà, cha mẹ qua đời. Hiện nay, đời sống tinh thần và vật chất của người Kháng cũng đã có nhiều sự thay đổi, đan xe, tiếp biến văn hóa với nhiều dân tộc khác. Điều quan trọng là cần có những nỗ lực để bảo tồn văn hóa người Kháng, giảm thiểu tình trạng mai một, phôi pha văn hóa.

Sinh hoạt văn hóa của đồng bào người Kháng
Sinh hoạt văn hóa của đồng bào người Kháng

Các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Sơn La

Nếu có dịp đến với Sơn La, sau đây là những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa nơi đây mà bạn nên tham dự một lần:

Lễ hội Hoa Ban

Lễ hội Hoa Ban là một lễ hội truyền thống của người Thái ở Sơn La, được tổ chức vào tháng 3 hàng năm, trùng với thời điểm hoa ban nở rộ. Lễ hội là dịp để người dân tưởng nhớ công lao của các vị thần, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân bản no ấm. Lễ hội gồm phần lễ trang trọng và phần hội với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Các hoạt động trong lễ hội Hoa Ban
Các hoạt động trong lễ hội Hoa Ban

Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế

Lễ hội  Khinh khí cầu quốc tế tại Sơn La được tổ chức thường niên vào dịp kỷ niệm ngày lễ tình yêu - Valentine. Lễ hội có sự tham gia của các đội bay khinh khí cầu trong và ngoài nước. Các khinh khí cầu sẽ được thả bay vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối, mang đến cho du khách cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cao nguyên Mộc Châu từ trên cao.

Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế là một lễ hội nổi tiếng toàn quốc thu hút đông đảo khách du lịch mỗi năm 
Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế là một lễ hội nổi tiếng toàn quốc thu hút đông đảo khách du lịch mỗi năm 

Vừa rồi, Thời Tiết Số đã giới thiệu đến bạn những nét đặc sắc của văn hóa Sơn La. Hy vọng với những thông tin vừa rồi, bạn sẽ có kế hoạch khám phá Sơn La hấp dẫn và thú vị nhất! Và đừng quên theo dõi Thời Tiết Số mỗi ngày để cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình thời tiết Sơn La và học hỏi thêm các Cẩm nang thời tiết bổ ích bạn nhé!