Mục lục
Là một người con đất Việt và lại là một người yêu thích du lịch, yêu thích khám phá chắc chắn bạn biết đến Chùa Dâu - Bắc Ninh. Đây được biết đến là ngôi chùa có niên đại lịch sử lâu đời nhất của lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
Lịch sử hình thành và ý nghĩa của chùa Dâu Bắc Ninh
Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất lịch sử Phật Giáo Việt Nam, ngôi chùa này thuộc phường Thành Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên là trung tâm của thành cổ Luy Lâu thế kỷ thứ II sau công nguyên. Trong thời gian này, chùa đã vinh dự đón tiếp các nhà sư Ấn Độ đến đây.
Thế kỷ thứ 6 sau công nguyên nhà sư của Trung Quốc là Ti-ni-đa-lưu-chi đã đến chùa và lập ra phái Thiền ở Việt Nam. Năm 187 chùa được khởi công xây dựng và được hoàn thành vào năm 226. Đến năm 1313 chả được xây dựng lại và được trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ. Ngôi chùa được chính Vua Trần Anh Tông chiếu chỉ cho trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về để kiến thiết lại chùa thành chùa trăm gian. Chùa dâu nổi bật với tháp 9 tầng, cầu chín nhịp. Ngày nay ở tòa thượng điện chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc mang dấu ấn của thời nhà Trần và nhà Lê.Chùa Dâu đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử vào năm 1962.
Lịch sử chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương được thờ tại chùa Tổ ở Làng Mèn, Mãn Xá cách chùa Dâu 1km. Ngày 17 tháng giêng âm lịch hàng năm chùa tổ chức lễ hội để ghi nhớ ngày sinh của Phật Mẫu Man Nương. Vào ngày Phật Đản 8/4 hàng năm tại chùa Dâu cũng tổ chức lễ hội với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Những điểm độc đáo của chùa Dâu
Chùa Dâu là một tổng thể di tích tuyệt mỹ khiến du khách tới đây không khỏi trầm trồ. Thời Tiết Số xin điểm danh một số điểm độc đáo nổi bật của ngôi chùa như sau:
- Tháp Hòa Phong cao 3 tầng: Tháp Hòa Phong theo kiến thiết ban đầu của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Tháp được xây bằng gạch trần, dáng chắc khỏe, tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ, ở 4 góc tháp là 4 bức tượng Thiên Viêng trấn giữ. Trên tháp có treo một chuông (đúc 1973) và một khánh đồng cổ (đúc năm 1817). Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, 6 tầng trên của tháp đã bị lấy đi và giờ chỉ còn 3 tầng có chiều cao 17m, nhưng tháp Hòa Phong vẫn rất uy nghi, vững chãi. Chân tháp hình vuông mỗi cạnh rộng 7m, ở tầng dưới của tháp có 4 vòm cửa.
- Thập Bát La Hán: Ở khu vực nối tiền thất vớ hậu đường là nơi thờ Thập Bát La Hán chính là 18 vị đệ tử đắc đạo của Phật đã tu đến cảnh giới La Hán.
- Tượng cừu đá dài 1.33m cao 0.8m ở ngoài Tháp Hòa Phong.
- Bảo vật quốc gia tượng Pháp Vân: Tượng được thờ trong nhà Thượng điện, là một trong 4 pho tượng trong hệ thống tượng Tứ Pháp ở vùng Dâu - Luy Lâu. Tượng Pháp Vân mang sự uy nghi, trầm mặc của thần Mây, tượng màu đồng hun, có chiều cao 2m nổi bật với gương mặt đẹp có nốt ruồi đậm ở giữa trán.
Nên đến chùa Dâu vào thời điểm nào trong năm?
Nên đến Chùa Dâu vào thời điểm nào trong năm luôn là mối quan tâm hàng đầu của du khách thập phương. Chùa Dâu nằm ở khu vực chịu tác động của khí hậu gió mùa, nên quanh năm thời tiết vô cùng thuận lợi phù hợp để phát triển du lịch. Do vậy du khách có thể tới đây vào bất kỳ vào thời điểm trong năm. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất nên tới chùa Dâu vào tháng 4 hàng năm bởi vào ngày 8/4 diễn ra lễ hội Dâu, du khách khắp nơi đổ về đây vừa để lễ Phật và trẩy hội.
Di chuyển tới chùa Dâu bằng phương tiện gì?
Di chuyển đến chùa Dâu bằng phương tiện gì là điều mà các du khách rất quan tâm khi muốn tới chơi và tham dự lễ hội chùa Dâu. Tùy thuộc vào địa phương nơi mà bạn đang sinh sống để đưa ra lựa chọn cách di chuyển tốt nhất.
- Nếu bạn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy để đến chùa Dâu.
- Nếu bạn sống ở các tỉnh thành xa hơn thuộc khu vực miền bắc và đầu miền trung nên chọn di chuyển bằng ô tô.
- Còn nếu bạn sinh sống ở các tỉnh Nam trung bộ và các tỉnh phía nam thì chọn di chuyển bằng máy bay tới sân bay nội bài rồi đặt taxi tới vui hội chùa Dâu.
Chùa Dâu ở Bắc Ninh là ngôi chùa cổ nhất tại Việt Nam. Ngôi chùa còn lưu giữ nhiều dấu tích của lịch sử. Lễ hội Dâu diễn ra vào ngày 8/4 hàng năm, là dịp rất tốt để bạn tới đây để tham quan và trẩy hội.