Chùa Hà - Ngôi Chùa Linh Thiêng Bậc Nhất Tại Hà Nội

Mục lục

Chùa Hà, một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội, đây là nơi mà các bạn trẻ ở Hà Nội thường đến đây để cầu duyên. Không chỉ vậy, ngôi chùa còn là một quần thể chùa chiền thu hút nhiều phật từ và du khách tới thăm.

Lịch sử hình thành và ý nghĩa của chùa Hà

Chùa Hà thuộc thôn Trung, xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm nay là số 86 phố Chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Cùng với chùa Duyên Ninh, chùa Hà là 2 ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở miền Bắc.

Chùa Hà một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Miền Bắc
Chùa Hà một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Miền Bắc

Nói về lịch sử chùa Hà dân gian vẫn lưu lại 2 truyền thuyết:

  • Thời Lý ở vùng Dịch Vọng có rất nhiều thắng cảnh đẹp, vua Lý Thánh Tông ( trị vì 1054-1072) đã 42 tuổi nhưng chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa ở đây và sinh ra Thái Tử Lý Càn Đức ( Lý Nhân Tông). Vì thế ngôi chùa được gọi là chùa Thánh Chúa. Trên đường đi vua còn ghé qua một ngôi chùa khác ban tiền bạc để trùng tu lại chùa vì thế chùa này còn được gọi là chùa Thánh Đức tự. Năm 50 tuổi vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời và thái tử Càn Đức lên ngôi khi mới 7 tuổi hiệu là Lý Nhân Tông. 
  • Truyền thuyết thứ 2 kể rằng chùa Hà được xây dựng để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng biết ơn đến các vị đại thần của đất nước là Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt. Những người đã cưu mang minh và phế bỏ Lê Nghi Dân đưa minh lên ngôi vua năm 1460.

Sau nhiều phen binh hỏa, chùa Thánh Đức bị phá hủy nhiều lần thì đến năm 1680 chùa còn lợp lá gồi, tường bằng gạch vồ nên người dân gọi là chùa Vồi. Đến đời vua Lê Hy Tông (1975-1705) 2 người quê ở Thổ Hà, bắc Giang sang chùa bán gốm sứ ở chợ trong và ngoại thành Thăng Long. 

Việc buôn bán của hai thương nhân này ngày càng phát đạt, vì thế 2 gia đình đã tình nguyện công đức một số tiền lớn để cùng với nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn hơn bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa năm 1680. Từ ngày đó 2 làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung đã kết nghĩa và xóm có ngôi chùa tọa lạc được đặt tên là xóm Bối Hà và đặt tên chùa là Chùa Hà. 

Hàng năm, đến kỷ niệm ở Thổ Hà nhân dân ở xóm Bối Hà cử đoàn đại biểu sang lễ ở Chùa Hà và ngược lại. Diện mạo của Chùa Hà ngày nay là kết quả của lần trùng tu lớn đó và những lần tôn tạo về sau này. 

Những điểm độc đáo của chùa Hà

Chùa Hà được cho là nơi “mở đường” giúp cho các cặp đôi nam nữ ở bên nhau. Nhiều đôi nam thanh, nữ tú đã đến đây cầu nguyện và được như ý. Nhưng ngoài lề cầu chuyện về một ngôi chùa linh thiêng, chùa Hà còn được các du khách ngưỡng mộ với những điểm độc đáo như:

Chuông Đồng cổ có niên đại từ đời vua Cảnh Thịnh năm 1799
Chuông Đồng cổ có niên đại từ đời vua Cảnh Thịnh năm 1799
  • Thánh Đức tự chung: Đây là chiếc chuông đồng cổ có niên đại từ đời vua Cảnh Thịnh năm 1799. Chuông nặng 300kg cao 1 thước 6 tấc thu hút với nét hoa văn tinh tế, đặc biệt trên thân chuông có khắc bài thơ do Nguyễn Khuê giữ chức Giáo thụ soạn.
  • Lư hương cổ bằng đồng: Lư hương bằng đồng này cũng có niên đại rất lâu đời được đúc vào thế kỷ XVIII bởi những người thợ đúc đồng giỏi nhất ở làng Thổ Hà, trên thân lư hương có khắc 3 chữ là “Thánh Đức tự” chính là tên chữ Hán của chùa Hà.  
  • Bia đá cổ: Bia đá cổ được tạo dựng vào năm 1695 năm Chính Hòa thứ 16 gọi là “Thánh Đức tự bia”. Ba mặt của Thánh Đức tự bia đều khắc chữ Hán, một mặt khắc chữ quốc ngữ. Nội dung trên bia là do tri huyện Nguyễn Đình Trạch biên soạn.

Nên đến chùa Hà vào thời điểm nào trong năm?

Chùa Hà chính là niềm tự hào của người Hà Nội, vì nổi tiếng là một ngôi chùa linh thiêng nên nhiều cặp đôi trai gái đã đến đây để cầu duyên. Không chỉ thế, chùa Hà còn là nơi có nhiều cảnh đẹp trở thành điểm du lịch để phật tử các nơi về đây chiêm bái lễ Phật.

Chùa Hà mở cửa đón khách quanh năm, vì thế bất kể thời điểm nào bạn cũng có thể tới đây để tham quan vãn cảnh và lễ Phật. Tuy nhiên để có thể tham gia và các lễ hội đặc sắc ở chùa Hà thì bạn nên đến đây vào những thời điểm sau đây:

Chùa Hà mở cửa đón khách quanh năm
Chùa Hà mở cửa đón khách quanh năm
  • Ngày 11/01 âm lịch: Lễ hội kỷ niệm ngày sinh Thành hoàng Triệu Chí Thanh.
  • Ngày 12/02 âm lịch: Vào ngày ngày hàng năm chùa Hà tổ chức lễ hội cầu phúc, cầu sức khỏe, tiền tài và cầu mưa thuận gió hoa.
  • Ngày 12/08 âm lịch: Lễ kỷ niệm ngày mất của Thành hoàng Triệu Chí Thanh.

Di chuyển tới chùa Hà bằng phương tiện gì?

Tại Hà Nội bạn có thể di chuyển bằng xe máy tới chùa Hà
Tại Hà Nội bạn có thể di chuyển bằng xe máy tới chùa Hà
  • Đối với những người sinh sống tại Hà Nội thì bạn có thể lựa chọn di chuyển đến chùa Hà bằng xe máy, xe bus công cộng hoặc di chuyển bằng ô tô riêng của gia đình. 
  • Nếu bạn sống ở các tỉnh thành lân cận thì lựa chọn di chuyển bằng ô tô.
  • Nếu ở các tỉnh phía nam trung bộ và các tỉnh phía nam thì có thể đi máy bay tới Nội Bài rồi chọn đi xe bus công cộng hoặc taxi tới chùa Hà.

Như vậy, qua đây bạn đã biết được về nguồn gốc lịch sử hình thành và phát triển của chùa Hà. Bạn có thể tới tham quan vãn cảnh chùa vào bất kể thời điểm nào trong năm. Nhưng để có một chuyến đi vui vẻ, ý nghĩa và tuyệt vời nhất thì nên theo dõi thông tin thời tiết tại Thời Tiết Số để tránh đi lễ chùa vào những ngày thời tiết xấu.