Mục lục
Nằm trên địa bàn tổ 23, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên có một ngôi cổ tự với tuổi đời lên đến hàng trăm năm - chùa Phù Liễn. Đây là ngôi chùa có lịch sử lâu đời tại Thái Nguyên, gắn với các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc ta. Hãy cùng Thời Tiết Số điểm qua những nét độc đáo của chùa Phù Liễn trong bài viết sau đây nhé!
Lịch sử hình thành và ý nghĩa của chùa Phù Liễn
Chùa Phù Liễn có diện tích khoảng 7000m2, đứng giữa quả đồi tháng đãng, nhiều cây xanh, thơ mộng và trữ tình. Ngôi chùa này có tuổi đời lên đến hàng trăm năm, mang nhiều giá trị về tâm linh, văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử hình thành
Chùa Phù Liễn (Phù Chân Thiền Tự) là một ngôi chùa cổ, được xây dựng từ thời Nhà Lý, trên một quả đồi thấp gần bờ sông Cầu ở khu vực đông bắc xã Phù Liễn, tổng Túc Duyên, huyện Đồng Hỷ khi xưa. Năm 1896, thực dân Pháp chiếm đóng và xây dinh công sứ tại quả đồi này nên chùa phải chuyển về vị trí khác, nay là phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.
Ý nghĩa của ngôi chùa
Không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng, chùa Phù Liễn còn là một di tích lịch sử - văn hóa quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Là ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời, Phù Chân Thiền Tự đã gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
- Ý nghĩa lịch sử
Trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đây là thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta, dẫn đến các hoạt động đấu tranh, chống quân xâm lược của nhân dân Việt Nam. Lúc bấy giờ, những nghĩa quân của Hoàng Hoa Thám và Đội Cấn đã lựa chọn chùa Phù Liễn làm nơi ẩn náu, tránh khỏi sự truy đuổi của quân Pháp.
Vào năm 1946, Chùa Phù Liễn vinh dự là nơi diễn ra cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển đất nước ta, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình đấu tranh giành lấy độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
- Ý nghĩa văn hóa, tâm linh
Chùa Phù Liễn là một địa điểm tâm nổi tiếng tại Thái Nguyên. Tại chùa có rất nhiều tượng Phật, tượng Bồ Tát,... được chạm khắc tinh xảo cùng nhiều di vật quý giá, có giá trị lịch sử, văn hóa cao. Chùa là nơi sinh hoạt tâm linh không chỉ của bà con Thái Nguyên mà của nhiều du khách từ khắp nơi, đến để lễ bái, dâng nhang và cầu nguyện.
Những điểm độc đáo trong kiến trúc của chùa Phù Liễn
Chùa Phù Liễn được xây dựng theo lối kiến trúc Phật giáo truyền thống của Việt Nam, gồm các hạng mục: Nhà Tam Bảo, Tượng Phật Quan m Linh Diệu, Điện Mẫu, Nhà Thờ Tổ, Vườn Tháp Cổ. Mỗi một khu vực thờ tự được xây dựng chỉn chu, bao quanh bởi cây cối, hoa kiểng tươi mát, tạo nên một không gian bình yên, tĩnh lặng đúng chất của một chốn tâm linh, thiền định.
Đặc biệt, các chi tiết kiến trúc của chùa Phù Liễn đều toát lên được nét hoài cổ, công phu, tinh xảo trong từng đường nét. Từ cây cột, mái chùa, các bậc tâm cấp cho đến đèn lồng trang trí đều mang một vẻ đẹp ấn tượng, thể hiện rõ nét đặc trưng của chùa chiềng miền Bắc.
Di chuyển tới chùa Phù Liễn bằng phương tiện gì ?
Để di chuyển đến chùa Phù Liễn, bạn có thể lựa chọn phương tiện xe khách để di chuyển. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn di chuyển bằng xe ô tô cá nhân để thoải mái và tự do hơn trong lịch trình của mình, không phụ thuộc vào nhà xe. Ngoài ra, nếu bạn là người yêu thích các trải nghiệm du lịch phượt, xe máy cũng là phương tiện đáng để cân nhắc.
Nên đến chùa Phù Liễn vào thời điểm nào trong năm?
Vào ngày thường, chùa Phù Liễn khá vắng vì ít người đến chiêm bái. Khi đến các dịp Lễ, Tết, người dân địa phương và du khách rủ nhau đến chiêm bái, lễ Phật rất đông. Do đó, nếu bạn thích sự yên tĩnh, có thể đến chùa vào các ngày thường. Nếu bạn là người thích trải nghiệm không khí các ngày Lễ lớn tại chùa, có thể đến chùa Phù Liễn vào ngày rằm, mùng 1 đầu tháng, Tết Nguyên Đán, lễ Vu Lan, Rằm Tháng 7, Lễ Phật Đản,...
Cần lưu ý gì khi viếng thăm chùa Phù Liễn?
Khi đến viếng chùa, bạn cần lưu ý nguyên tắc “Đi nhẹ - Nói khẽ - Cười duyên”. Hãy ăn mặc kín đáo, lịch sự, tránh hở hang quá mức khi vào chùa. Bên cạnh đó, để thuận tiện cho việc đi lại, vãn cảnh trong chùa, bạn cũng nên lựa chọn đi dép hoặc giày đế thấp, chống trơn trượt.
Cũng như các ngôi chùa khác, khi viếng chùa, bạn không cần chuẩn bị lễ vật gì quá cầu kỳ; nếu có, chỉ nên mang hoa tươi, trái cây, xôi chè hoặc phẩm oản là đủ. Khi vào chùa, cần hạn chế thắp nhang, quan trọng là chắp tay, thành tâm cầu nguyện những điều tốt đẹp.
Vừa rồi, Thời Tiết Số đã giới thiệu đến bạn những nét đặc sắc của chùa Phù Liễn, Thái Nguyên. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có một chuyến tham quan, chiêm bái ngôi chùa cổ này được thuận lợi nhất! Cùng đọc thêm các bài viết khác trong cùng chuyên mục để cập nhật những di tích lịch sử khác bạn nhé!