Đền Hùng - Thánh địa linh thiêng của dân tộc tại Phú Thọ

Mục lục

Nằm trong địa phận thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ có một khu di tích mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa đặc biệt quan trọng với dân tộc Việt Nam - Đền Hùng. Trong bài viết này, hãy cùng Thời Tiết Số tìm hiểu những nét đặc sắc của địa danh mang đậm bản sắc văn hóa này của dân tộc ta nhé!

Lịch sử hình thành và ý nghĩa của Đền Hùng

Lịch sử hình thành

Theo truyền thuyết kể lại, Đền Hùng được xây dựng từ thời kỳ đầu của lịch sử Việt Nam ra. Theo đó, đây là khu vực trung tâm của nước Văn lang ngày xưa. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu khoa học, khu di tích Đền Hùng được xây dựng từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng (968-979), tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh. Lúc bấy giờ, nhà vua chỉ mới cho xây dựng đền Hạ và chùa Thiên Quang để thờ phụng các vị Vua Hùng và các đấng thần linh.

Đến thế kỷ XV, vào thời Hậu Lê, Vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng thêm đền Trung, đền Thượng và Lăng Vua Hùng. Đây chính là quy mô hoàn chỉnh cho đến hiện nay. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đền Hùng chính là căn cứ điểm quan trọng - nơi diễn ra các cuộc mít tinh, biểu tình quy mô lớn để cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Sau khi đất nước thống nhất, khu di tích được Nhà Nước quan tâm, đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị về văn hóa - dân tộc của Đền Hùng.

Khu di tích Đền Hùng được xây dựng từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng 
Khu di tích Đền Hùng được xây dựng từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng 

Những điểm độc đáo của của Đền Hùng

Khu di tích Đền Hùng là một địa danh đặc biệt, bảo chứng cho nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển đất nước, con người, dân tộc Việt Nam. Mỗi khu vực thờ tự ở đây đều có những đặc trưng khác nhau, ý nghĩa thờ phụng khác biệt. Cùng Thời Tiết Số tìm hiểu nhé!

Đền Hạ

Theo lời kể lại, Đền Hạ là nơi Mẹ  Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng, khai sinh ra nguồn gốc dân tộc ta ngày nay. Giếng Mắt Rồng chính là nơi Mẹ Âu Cơ đã ấp trứng ở phía sau đền. Đền Hạ được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII với lối kiến trúc đơn sơ, không có quá nhiều họa tiết, điêu khắc.

Đền Hạ
Đền Hạ

Nhà bia

Nhà bia Đền Hùng nằm ngay chân đền Hạ, được xây dựng vào năm 1917, ban đầu là nơi đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng. Đây là một công trình kiến trúc hình lục giác gồm 6 mái, bên trong  có đặt một tấm bia đá, khắc ghi lời dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng vào ngày 19/9/1945: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”

Nhà bia
Nhà bia

Chùa Thiên Quang

Chùa Thiên Quang tọa lạc ngay cạnh đền Hạ, là một ngôi chùa cổ kính theo trường phái Đại thừa. Phía trước sân chùa có treo một quả chuông, bên trên khắc dòng chữ: “Đại Việt quốc, Sơn Tây dạo Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”. Qua nội dung trên, có thể phỏng đoán quả chuông trên được đúc thời Hậu Lê.

Chùa Thiên Quang
Chùa Thiên Quang

Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu)

Theo truyền thuyết, đây là nơi vua Hùng cùng với các Lạc Hầu, Lạc Tướng thường xuyên đến đây để du ngoạn, nhìn ngắm khung cảnh thiên nhiên và bàn bạc quốc sự. Tại đây, vị vua thứ 6 Hùng đã nhường ngôi cho Lang Liêu, người con hiếu thảo của mình, người đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.

Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu)
Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu)

​​​​​​​Đền Thượng

Đền Thượng là nơi thờ các vị vua Hùng đầu tiên, nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Đền có kiến trúc đơn giản, không có nhiều họa tiết chạm khắc. Bên trái đền có cột đá thề, tương truyền rằng, đây là lời thề của Thục Phán khi vua Hùng thứ 18 lên ngôi.

Đền Thượng
Đền Thượng

Ngoài các địa danh trên, tại khu di tích đền Hùng còn có nhiều khu vực khác như Lăng Hùng Vương, Đền Giếng (Ngọc Tỉnh), Đền Tổ Mẫu Âu Cơ,..

Lăng Hùng Vương
Lăng Hùng Vương
Đền Giếng (Ngọc Tỉnh)
Đền Giếng (Ngọc Tỉnh)
Đền Tổ Mẫu Âu Cơ
Đền Tổ Mẫu Âu Cơ

 

Bảo tàng Hùng Vương
Bảo tàng Hùng Vương

Nên đến Đền Hùng vào thời điểm nào trong năm?

Đầu xuân (từ tháng 2 đến tháng 5) là thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch Đền Hùng. Thời tiết Phú Thọ lúc này tương đối mát mẻ, dễ chịu, thuận lợi cho việc tham quan, khám phá. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội lớn như lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội Lồng Tồng,...

Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương thu hút nhiều du khách thập phương về tham dự
Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương thu hút nhiều du khách thập phương về tham dự

Di chuyển tới Đền Hùng bằng phương tiện gì?

Để đến khu di tích Đền Hùng, từ các tỉnh thành, bạn có thể sử dụng xe khách để di chuyển đến đây. Nếu bạn không thích phụ thuộc vào lịch trình của nhà xe, có thể di chuyển đến đây bằng ô tô cá nhân, sẽ tự do và thuận hơn trong chuyến hành trình. Ngoài ra, nếu bạn yêu thích các trải nghiệm phượt, bạn cũng có thể cân nhắc đến đây bằng xe máy nhé!

Phương tiện để di chuyển đến Đền Hùng Vương
Phương tiện để di chuyển đến Đền Hùng Vương

Vừa rồi, Thời Tiết Số đã giới thiệu đến bạn những nét đặc sắc của Khu di tích Đền Hùng tại Việt Trì - Phú Thọ. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có một kế hoạch viếng thăm di tích này phù hợp nhất! Cùng đọc thêm các bài viết khác cùng chuyên mục để cập nhật các di tích lịch sử khác nhé!