Gió Mùa Là Gì? Nguyên Nhân Gây Ra Gió Mùa? Biện Pháp Ứng Phó

Mục lục

Gió mùa, cụm từ chúng ta thường hay nghe được ở các bản tin dự báo thời tiết số. Vậy gió mùa là gì và nguyên nhân nào gây ra gió mùa, tác hại của loại gió này ra sao? Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn chi tiết về vấn đề này. Đồng thời bật mí với các bạn về những tác hại do hiện tượng này gây ra.

Gió mùa là gì?

Gió mùa là loại gió sẽ thay đổi hướng theo mỗi mùa khác nhau. Gió mùa mang đặc trưng của khí hậu miền nam châu Á. Gió mùa được chia thành 2 loại là gió mùa đônggió mùa hè.

Gió mùa là gió thay đổi hướng theo các mùa khác nhau
Gió mùa là gió thay đổi hướng theo các mùa khác nhau

Gió mùa sẽ thay đổi phụ thuộc và những thời điểm khác nhau trong năm. 

  • Vào mùa hè, những đợt gió thổi từ biển vào đất liền theo hướng tây nam thường được gọi là gió mùa tây nam (gió mùa hè). Vì thổi từ biển vào nên gió Tây Nam mang theo hơi nước tạo ra khí hậu nóng ẩm rất dễ hình thành mây và mưa. Những khu vực càng gần biển thì mưa càng nhiều, và ngược lại.
  • Vào mùa đông, gió sẽ chuyển hướng thổi từ đất liền ra biển, khi vào nước ta đi theo hướng Đông Bắc nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc (gió mùa đông). Gió mùa đông bắt nguồn từ lục địa Châu Á thổi theo hướng Đông Bắc sang Tây Nam mang theo không khí khô và lạnh. Càng gần xích đạo thì càng ấm lên. Gió mùa đông sẽ thổi theo từng đợt và khi gió về khu vực gần chí tuyến sẽ trở nên lạnh đến vài ngày, thậm chí vài tuần.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng gió mùa

Nguyên nhân gây ra gió mùa chính là sự chênh lệch giữa khí áp lục địa và đại dương cùng sự chênh lệch áp suất không khí giữa lục địa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu theo mùa. 

Nguyên nhân tạo ra gió mùa là sự chênh lệch giữa các luồng khí áp
Nguyên nhân tạo ra gió mùa là sự chênh lệch giữa các luồng khí áp

Gió mùa hoạt động với một phạm vi đáng kể trên bề mặt trái Đất, là loại gió có chế độ dòng khí của hoàn lưu chung khí quyển. Ở mọi nơi của khu vực gió mùa, gió thịnh hành chuyển ngược hướng từ mùa đông sang mùa hè hay chuyển từ mùa hè sang mùa đông. 

Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương, sự chênh lệch của khí áp lục địa Bắc bán cầu và Nam bán cầu theo mùa là bởi:

  • Vào mùa đông, một dải áp cao Sibir do nên nhiệt vô cùng thấp sẽ được hình thành có trung tâm áp thấp nằm giữa 40-600 vĩ độ Bắc. Gió mùa đông hoạt động với cường độ vô cùng lớn.  
  • Vào mùa hè, các hạ áp được hình thành do nhiệt trên lục địa di chuyển về phía bắc hút gió Tín Phong từ Nam xích đạo lên và chịu tác động của lực coriolis chuyển sang hướng Tây Nam gọi là gió mùa Tây Nam.

Các nước nằm trong tầm hoạt động của gió mùa

Gió mùa hoạt động ở những khu vực thuộc đới nóng, cụ thể như: Đông Nam Á Nam Á, Đông Bắc Australia, Đông Phi….Và ở một số vùng thuộc vĩ độ trung bình như Đông Nam Liên Bang Nga, Đông Nam Hoa Kỳ, Trung Quốc.

Gió mùa chính là một đặc trưng của khí hậu miền nam châu Á. Các khu vực có kiểu khí hậu gió mủa điển hình là Trung Quốc, Đông Á, Đông Nam Á, Nhật Bản, Triều Tiên. Việt Nam là một trong những nước nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Đặc trưng khí hậu gió mùa tại Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, vì thế có tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Không chỉ thế, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa. Vì thế ở Việt Nam được chia thành 2 gió mùa rõ rệt là gió mùa đông và gió mùa hè.

Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng của gió mùa
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng của gió mùa
  • Gió mùa đông ở Việt Nam hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào thời gian này, khu vực miền bắc của Việt Nam sẽ phải chịu các khối không khí lạnh từ phương Bắc. Các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của gió mùa đông Bắc như: Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai…. 
  • Gió mùa hạ thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Vào thời điểm này hàng năm Nam Bộ và Tây Nguyên thương phải hứng chịu những trận mưa lớn 

Tác hại của gió mùa đối với thiên nhiên và con người

Những đợt gió mùa thường gây ảnh hưởng rất lớn đến quang cảnh thiên nhiên và con người.

Gió mùa tác hại đến thiên nhiên

  • Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc tạo ra từng đợt không khí lạnh khiến cho nhiệt độ xuống thấp. Ở những vùng núi cao của Việt Nam như Mẫu Sơn, Sapa còn bị băng tuyết. Băng tuyết gây ảnh hưởng rất lớn đến thực vật và động vật. Cây cối và động vật trong rừng phải hứng chịu cái rét băng giá không thể phát triển.
  • Vào mùa hè, gió mùa Tây Nam mang theo hơi nóng, có những đợt nắng nóng kéo dài gây ra cháy rừng gây mất cân bằng sinh thái.

Gió mùa tác động đến con người như thế nào?

Độ ẩm lớn cùng nhiệt độ cao làm cho các loại vi khuẩn, virus gây hại phát triển. Vì thế sẽ đe dọa đến sức khỏe của con người. Sự thay đổi bất thường của thời tiết làm cho cơ thể không kịp thích ứng dẫn đến suy nhược, uể oải. 

Biện pháp phòng ngừa những tác hại của gió mùa

Để phòng ngừa tác hại của gió mùa đối với sức khỏe của con người, hãy lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để có một cơ thể khỏe mạnh đối phó với sự thay đổi của gió mùa
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, có một kế hoạch nghỉ ngơi điều độ, đặc biệt là ngủ đủ giấc để có một sức khỏe tốt.
  • Vào mùa đông nên mặc quần áo dày, nhiều quần áo để giữ ấm cho cơ thể để chống lại những đợt rét.
  • Đối với gia súc, vật nuôi cần che kín chuồng trại để tránh rét cho vật nuôi.
  • Đối với cây trồng, nên che phủ bằng áo mưa trắng đảm bảo tránh rét cho cây mà vẫn đủ ánh sáng.

Như vậy, qua bài viết trên đây, Thời Tiết Số đã giúp bạn hiểu rõ gió mùa là gì, nguyên nhân ứng phó và phòng ngừa ra làm sao. Việt Nam ta là một trong những đất nước chịu ảnh hưởng của gió mùa, hãy ghi nhớ những lưu ý của chúng tôi để đảm bảo sức khỏe khi có sự thay đổi đột ngột của gió mùa và đừng quên follow trang để biết thêm các Cẩm nang thời tiết bổ ích cũng như cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình thời tiết trên cả nước nhé!