Mục lục
Giống lốc là hiện tượng không quá xa lạ với người dân Việt Nam ta. Chắc hẳn, ai cũng đã nghe qua hai từ giông lốc và những hậu quả nghiêm trọng mà nó để lại. Thế nhưng nguyên nhân hình thành giông lốc là gì và làm thế nào để nhận biết và ứng phó với nó thì không phải ai cũng rõ. Bài viết dưới đây Thoitietso.com sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, giải đáp được những thắc mắc trên.
Giông lốc là gì?
Giông lốc là một trong những hiện tượng thời tiết xấu, xảy ra do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Đi kèm với giông lốc thường là sấm chớp và gió mạnh, mưa lớn. Do lúc đó, giữa các đám mây có sự phóng điện với nhau, những đám mây này cũng phóng điện với mặt đất nên rất nguy hiểm khi phóng điện chúng người.
Giông lốc có thể xuất hiện quanh năm nhưng thường tập chung chủ yếu vào mùa hè bởi lúc này thời tiết nóng ẩm - thích hợp để sinh ra giông. Thời điểm này cần chú ý nhất chính là tại các con sông hay kênh rạch, giông lốc xuất hiện nhiều mà không có dấu hiệu báo trước, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Mỗi cơn giông lốc đều có ba giai đoạn nhất định là khởi phát, chín muồi và suy tàn. bắt đầu ở giai đoạn khởi phát, những đám mây tích điện được hình thành, trời bắt đầu có sấm chớp và chưa mưa. Rồi mây tiếp tục phát triển và xuất hiện mưa khi vào giai đoạn chín muồi. Ở giai đoạn này, gió giật mạnh từ 92km/h trở lên, có thể xuất hiện lốc xoáy; mưa rào còn có thể kèm theo mưa đá rất nguy hiểm.
Sau đó, giông lốc bước sang giai đoạn suy tàn, gió yếu dần, mưa nhẹ hơn và mây cũng bắt đầu tan nhưng sấm sét vẫn chưa dừng hẳn nên vẫn cần để ý cẩn trọng.
Giông lốc không kéo dài quá lâu nhưng đủ mạnh để gây ra những thiệt hại về cả người và của. Có những con giông đã làm tốc mái của hàng trăm hộ dân, khiến hàng chục căn nhà sụp đổ, làm cho người dân lâm vào cảnh có nhà mà chẳng thể về rất đáng thương.
Nguyên nhân và ứng phó với giông lốc
Nguyên nhân xuất hiện giông lốc
Có thể lí giải nguyên nhân giông lốc xuất hiện là do: mặt đất hấp thụ một lượng nhiệt cao trong khoảng thời gian dài, sau đó các luồng không khí nóng ẩm bốc lên, giao với các luồng khí có nhiệt độ thấp hơn ở phía trên tạo thành đối lưu. Đối lưu càng mạnh thì giông lốc càng lớn.
Khi đối lưu mạnh có sự chênh lệch nhiệt độ cao theo phương thẳng đứng, áp suất bị thay đổi đột ngột tạo thành những cột gió to mang sức tàn phá khủng khiếp.
Ứng phó với giông lốc ra sao?
Ngày nay, người ta vẫn chưa thể có những dự báo chính xác khi nào giông lốc sẽ xuất hiện. Chỉ trước đó 30-60 phút, ta mới biết giông lốc chuẩn bị xảy đến. Thế nên, rất cần những cách ứng phó với hiện tượng thời tiết này, để giảm thiểu nhất sự tàn phá do giông lốc mang đến.
Người dân có thể nhận biết sắp có giông lốc qua một số biểu hiện sau đây:
- Mây đen bắt đầu xuất hiện và vần vũ lại với nhau
- Gió đang thổi bỗng dưng lặng hẳn
- Bạn bỗng cảm thấy không khí quanh mình trở nên lạnh
Cần đặc biệt chú ý khi những dấu hiệu trên xảy ra vào mùa hè, lúc chiều, tối hoặc gần đêm. Giông lốc ở Việt Nam xuất hiện nhiều và mạnh nhất vào những tháng mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 10 nên người dân cần chú ý cẩn thận.
Khi đã nhận biết được dấu hiệu của một cơn giông lốc đang đến thì cần làm gì để ứng phó với nó?
Trước tiên cần bình tĩnh tìm nơi trú an toàn tại các công trình nhà ở kiên cố. Khi đã tìm được, nên ngồi trên những đồ vật bằng gỗ, hạn chế để chân dưới nền đất vì đất có khả năng dẫn điện dẫn nhiệt tốt, có thể gây giật cho con người. Đồng thời tạm tắt các thiết bị điện trong nhà tránh tình trạng sấm sét trong cơn giông lốc đánh vào gây cháy nổ.
Tuyệt đối không nên đi ra ngoài khi có giông lốc, tránh xa các ngọn tháp, cây cao, hàng rào, cột điện và những vật hút sét khác. Hạn chế sử dụng điện thoại và không nên trú ở những nơi vắng vẻ chỉ có một mình.
Giông lốc vẫn xảy đến hàng năm và dường như người dân đã dần quen với thời điểm mà nó xuất hiện. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều trường hợp đáng thương xảy ra do giông lốc. Chính vì vậy, hãy nâng cao nhận thức của mình, cẩn thận hơn khi mùa giông lốc đến. Hy vọng bài viết này đem đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích để ứng phó và đối mặt với giông lốc trong tương lai.