Chùa Rối - Chốn linh thiêng giữa lòng Yên Bái

Mục lục

Chùa Rối (Chùa Minh Pháp) là một ngôi cổ tự, tọa lạc tại thôn Trấn Ninh II, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái. Nằm cách trung tâm thành phố chỉ 3km, chùa Rối là một địa điểm tâm linh linh thiêng nổi tiếng, thu hút nhiều người dân đến để viếng nhang, cầu nguyện. Cùng Thời Tiết Số điểm qua một vài nét độc đáo của ngôi chùa cổ này trong bài viết sau đây!

Lịch sử hình thành và ý nghĩa của Chùa Rối 

Chùa Rối nằm trong khu quần thể di tích Đền Rối và Chùa Minh Pháp. Nơi này đã được hình thành gần 300 năm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt lịch sử và văn hóa tại Yên Bái.

  • Lịch sử hình thành

Theo lời kể của các bậc cao niên ở Tân Thịnh, chùa Rối được khởi dựng khoảng nửa đầu thế kỷ XIX do một người có tên là Phạm Văn Chiêu. Ông sinh ra ở Hạ Hòa, Phú Thọ. Là một người yêu nước và có tinh thần đấu tranh chống áp bức, do không chịu cảnh đè nén của quan lại địa phương, ông đã cùng vợ con bỏ xứ ra đi, ngược theo dòng sông Hồng, khai phá nên vùng đất Tân Thịnh, Yên Bái.

Tân Thịnh là vùng đất màu mỡ, có lâm thổ sản phong phú, đặc điểm địa hình thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán với nhiều miền. Phạm Văn Chiêu đã sinh sống và lập nghiệp tại Tân Thịnh. Chính ông là người đứng ra xây dựng di tích Chùa Rối, Đền Rối và Đình Làng Yên. Trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo, nay chùa Rối đã bề thế và khang trang hơn xưa.

Chùa Rối được khởi dựng khoảng nửa đầu thế kỷ XIX
Chùa Rối được khởi dựng khoảng nửa đầu thế kỷ XIX
  • Ý nghĩa của ngôi chùa

Cùng với đền Rối, sự ra đời của chùa Rối đã gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Yên Bái. Đây là một trong những ngôi chùa có tuổi đời cao nhất của tỉnh. Về mặt văn hóa, chùa mang một giá trị nghệ thuật tiêu biểu, đậm nét kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Không những vậy, nơi đây còn là một trung tâm tín ngưỡng của người dân địa phương. Hàng năm, cứ vào mỗi dịp lễ tết, người dân lại nô nức đến đây để lễ Phật, cầu bình an.

Chùa Rối đã gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Yên Bái.
Chùa Rối đã gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Yên Bái.

Những điểm độc đáo của của Chùa Rối 

Về kiến trúc

Chùa Rối được xây dựng theo lối kiến trúc cổ - lối chữ Đinh, với diện tích lên tới 43000km2. Ngôi chùa gồm 2 tầng, 8 mái, 7 gian tiền đường và 4 gian hậu cung. Năm 2017, chùa được mở rộng thêm hạng mục. Nhà thờ Tổ phía sau hậu cung, cùng với việc tôn tạo nhiều khu khác như Tòa Bảo Tháp, Tượng Phật tọa sơn, Bàn cờ tiên, Cô nhi viện và hệ thống khuôn viên khác. Tất cả những công trình này đóng góp vào việc tạo nên sự khang trang và bề thế của ngôi chùa.

Có thể nói rằng, chùa Rối là một công trình thực sự tôn nghiêm, mang dấu ấn tài hoa của những đôi tay giàu kinh nghiệm. Chùa sở hữu hệ thống cột vững chãi, đế hoa sen - thân bút nghiên vút cao, siêu thoát. Phần nóc được thiết kế theo kiến trúc trồng cột với những đấu hoa sen, câu đầu, thương lượng, đầu bẩy được chạm khắc những họa tiết, đường nét tinh xảo. Không những vậy, các chi tiết như cửa sổ, rèm  võng được chạm trổ với các họa tiết bay bổng như: Trúc hóa rồng, sen hóa rồng,... Đặc biệt, các cửa trong chánh điện được làm từ gỗ tứ thiết, cham khắc tứ quý - Tùng, cúc, trúc, mai và Long, lân, quy, phụng.

Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan
Kiến trúc chùa Rối
Kiến trúc chùa Rối

 

Khu vực Đài Quan  Âm
Khu vực Đài Quan  Âm

Tượng thờ, hoành phi

Trong chánh điện, tiền đường là khu vực thờ của Đức Thánh Hiền, Đức Chúa Ông, Chuẩn Đề Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát và hai Ngài Hộ Pháp. Không những vậy, ở đây còn có 3 bức hoành phi, câu đối Hán Nôm cùng những nét thư pháp tài tình, chỉnh thể đăng đối, mang ý tứ hàm súc, sâu sắc.

Chính giữa chánh điện là bức hoành phi “Đại hùng bảo điện”. Hai bên tả, hữu lần lượt là hai bức “Siêu sinh tịnh độ” có nghĩa “Tu thành Phật Pháp sẽ có năng lực cứu độ chúng sanh” và “Phổ quang thường chiếu”, có nghĩa “Hào quang Phật Pháp chiếu rọi muôn nơi”. Ở khu vực tiền đường có các hệ thống câu đối với những từ ngữ trau chuốt, thể hiện tinh thần quảng đại, từ bi, bác ái,... đặc trưng theo giáo lý nhà Phật.

Chùa lưu giữ nhiều tượng thờ, bức hoành phi cổ
Chùa lưu giữ nhiều tượng thờ, bức hoành phi cổ

Nên đến Chùa Rối vào thời điểm nào trong năm ?

Bạn có thể đến chùa viếng Phật vào các dịp lễ, Tết trong năm. Bên cạnh đó, hàng năm, ở đền Rối có tổ chức các lễ hội vào mùng 6 tháng Giêng  L (lễ chính), 10/2  L, 7/3  L, rằm tháng 7, tết tháng chạp, tháng giêng âm lịch. Bạn có thể đến quần thể đền, chùa Rối vào các dịp này để vừa viếng chùa, vừa tham dự các lễ hội tại đền Rối nhé.

Vào các ngày Lễ Tết, Chùa Rối đón rất đông người đến chiêm bái

Di chuyển tới Chùa Rối bằng phương tiện gì?

Để đến chùa Rối, bạn có thể di chuyển đến tỉnh Yên Bái bằng máy bay, sau đó bắt ô tô hoặc xe máy để đến khu quần thể đền, chùa Rối. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi xe khách và ô tô cá nhân trực tiếp từ nơi ở đến thẳng chùa Rối. Xe máy cũng là sự lựa chọn đáng cân nhắc nếu bạn là người yêu thích trải nghiệm du lịch phượt.

Các phương tiện di chuyển đến Chùa Rối
Các phương tiện di chuyển đến Chùa Rối

Vừa rồi, Thời Tiết Số đã giới thiệu đến bạn những nét độc đáo của chùa Rối. Đây là ngôi cổ tự xuất hiện từ thế kỷ XIX, trải qua bao thăng trầm lịch sử cùng vùng đất Yên Bái cho đến nay. Ngày nay, chùa cùng đền Rối là khu quần thể, trung tâm tâm linh nổi tiếng tại Yên Bái. Cùng đọc thêm các bài viết khác cùng chuyên mục để cập nhật những địa điểm di tích lịch sử khác cùng thoitietso bạn nhé!