Chùa Yên Tử - Điểm chiêm bái tâm linh nổi tiếng Quảng Ninh

Mục lục

Chùa Yên Tử tại Quảng Ninh là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng bậc nhất Miền Bắc. Hàng năm, vào mỗi dịp Xuân về, hàng ngàn lượt du khách đổ về chùa để tham gia lễ hội chùa Yên Tử, lễ bái và cầu nguyện những điều tốt lành cho năm tới. Nếu Tết này bạn đang có kế hoạch du xuân tại đây, cùng đọc bài viết sau của Thời Tiết Số nhé

Lịch sử hình thành của chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử là một quần thể chùa chiền, di tích lịch sử, hang động tọa lạc trên núi Yên Tử, nằm trong địa phận tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây được xem là một trong những trung tâm Phật Giáo quan trọng nhất nước ta, gắn liền với sự hình thành và quá trình phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Chùa Yên Tử được xây dựng từ thời nhà Trần, dưới thời của vua Trần Nhân Tông. Theo thông tin lịch sử, sau khi nhường ngôi vua cho con trai là Trần Anh Tông, vua Trần Nhân Tông đã tìm đến cõi Phật. Ông quyết định lên núi Yên Tử để tu hành và sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, tạo ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam trong nhiều thế kỷ.

Chùa Yên Tử được xây dựng từ thời nhà Trần, dưới thời của vua Trần Nhân Tông
Chùa Yên Tử được xây dựng từ thời nhà Trần, dưới thời của vua Trần Nhân Tông

Những điểm độc đáo của của chùa Yên Tử

  • Kiến trúc

Chùa Yên Tử được xây dựng với kiến trúc mang đậm phong cách Phật Giáo Việt Nam, là sự giao thoa giữa những nét truyền thống với những nét hiện đại. Phần cổng tam quan của chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền, gồm 2 tầng và 8 mái, toát lên vẻ uy nghi, trang nghiêm. Phần mái được lợp bằng những tấm ngói vảy uốn cong hình đầu đao, mang đến cảm giác mềm mại, uyển chuyển. Bên cạnh đó, cột chùa được làm từ gỗ lim cứng cáp, có đường kính lớn, kết hợp với các phiến đá tạo nên cảm giác vững chãi.

Bước vào bên trong chùa, bạn sẽ cảm nhận được không gian rộng rãi, thoáng mát. Các gian trong chùa được thiết kế rất tinh tế, điểm tô bằng nhiều chi tiết sơn son thếp vàng. Từng bức tượng thờ, án thờ, cửa, bức khảm,... đều được chạm khắc tinh xảo, sống động nhưng không kém phần oai nghiêm.

Chùa Yên Tử được xây dựng với kiến trúc mang đậm phong cách Phật Giáo Việt Nam, 
Chùa Yên Tử được xây dựng với kiến trúc mang đậm phong cách Phật Giáo Việt Nam, 
  • Lễ hội chùa Yên Tử

Lễ hội chùa Yên Tử diễn ra từ tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm Lịch hàng năm. Trong lễ hội, người dân địa phương thực hiện nghi lễ long trọng tại chân núi trước, sau đó lên chùa Đồng - nơi cao nhất Yên Tử để chiêm bái. Đây là một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây và thu hút nhiều du khách tham quan, chiêm ngưỡng.

Lễ hội chùa Yên Tử
Lễ hội chùa Yên Tử
  • Tham quan các địa danh khác trong quần thể chùa Yên Tử

Sau khi đã dâng hương, lễ bái xong ở chùa Yên Tử, bạn có thể tiếp tục tham quan, khám phá các địa danh khác tại khu quần thể chùa Yên Tử. Tại đây, bạn ghé qua chùa Đồng - ngôi chùa nằm ở vị trí cao nhất của Yên Tử, chùa Lân, cổng trời bia Phật để chiêm bái, cầu nguyện. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến rừng quốc gia Yên Tử để hòa mình vào không gian thiên nhiên hùng vĩ ở nơi đây.

Chùa Đồng
Chùa Đồng
Chùa Lân
Chùa Lân

 

Cổng trời Bia Phật
Cổng trời Bia Phật

Nên đến chùa Yên Tử vào thời điểm nào trong năm?

Do năm trên đỉnh núi cao, thời tiết tại chùa Yên Tử quanh năm mát mẻ, rất phù hợp cho các hoạt động chiêm bái, du lịch, khám phá. Nếu bạn là người yêu thích không khí lễ hội, hãy cân nhắc ghé chùa khoảng từ tháng Giêng đến tháng Ba Âm lịch để hòa mình vào lễ hội Chùa Yên Tử

Sau thời điểm tháng 3 Âm Lịch, chùa đã vắng người đến hơn. Do đó, nếu bạn ghét tình trạng đông đúc, chen lấn, hãy đến chùa Yên Tử vào thời gian này. Đây sẽ là thời gian thích hợp cho các hoạt động di chuyển, vãn cảnh và dâng hương tại chùa.

Lễ hội chùa Yên Tử thu hút nhiều du khách đến thăm và tham dự
Đến chùa Yên Tử vào tháng 3 Âm Lịch để hòa mình vào lễ hội chùa Yên Tử

Di chuyển tới chùa Yên Tử bằng phương tiện gì ?

Để đến được chùa Yên Tử, nếu ở các tỉnh thành xa, bạn có thể lựa chọn máy bay, xe khách để đến Quảng Ninh, sau đó di chuyển bằng xe ô tô, taxi,... để tới được núi Yên Tử. Tại chân núi, bạn sẽ có 2 sự lựa chọn để đến được chùa:

  • Đi bộ: Nếu bạn yêu thích trekking, khám phá, có thể cân nhắc đi bộ theo các bậc thang để đến chùa. Khoảng cách từ chân núi đến chùa dài 6km nếu đi bộ. Trên đường đi, bạn sẽ được ngắm nhìn cách rừng núi hùng vĩ, bạt ngàn hai bên.
  • Cáp treo: Nếu muốn tiết kiệm sức và thời gian, bạn có thể chọn cáp treo để lên chùa. Với độ cao chỉ khoảng 450m, độ dài hơn 1.2km nên mua vé cáp treo sẽ là sự lựa chọn phù hợp để đến được chùa.
Có thể đi chùa Yên Tử bằng cáp treo

Vừa rồi, Thời Tiết Số đã giới thiệu đến bạn những nét đặc sắc của chùa Yên Tử. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có một kế hoạch đi du xuân, lễ bái tại chùa Yên Tử được phù hợp, thuận lợi nhất. Cùng đọc thêm các bài viết khác trong chuyên mục để cập nhật các di tích lịch sử khác nhé!