Mục lục
Tọa lạc tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên có một ngôi đền gắn liền với một thời kỳ lịch sử hào hùng của xứ Mường Thanh - Đền Hoàng Công Chất. Trong bài viết này, thoitietso.com sẽ giới thiệu đến bạn những nét nổi bật của di tích này, cùng đọc ngay nhé!
Lịch sử hình thành và ý nghĩa của Đền Hoàng Công Chất
- Lịch sử hình thành
Hoàng Công Chất vốn xuất thân là một người nông dân nghèo ở làng Đông Thành, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Ông là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình Lê - Trịnh tại vùng đất thuộc Thái Bình ngày nay. Sau đó, ông đã cùng nghĩa quân của mình lên vùng Tây Bắc, phối hợp cùng với tướng Ngải, tướng Khanh tại đây để lãnh đạo nhân dân đánh bại giặc Phẻ, giải phóng hoàn toàn Mường Thanh. Để ghi nhớ công lao của ông, người dân tại đây đã lập đền để thờ ông. Đền thờ Hoàng Công Chất được xây dựng vào năm 1762, tại trung tâm thành Chiềng Lê (tức Bản Phủ). Đền tọa lạc tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Bên trong đền thờ, ngoài việc tôn vinh họ Hoàng, còn có các tượng đài của 6 thủ lĩnh nghĩa quân. Đây là một di tích lịch sử và văn hóa quan trọng của địa phương.
- Ý nghĩa lịch sử của ngôi đền
Đền thờ Hoàng Công Chất là một di tích lịch sử quan trọng, nhằm tôn vinh những đóng góp vĩ đại của anh hùng nông dân Hoàng Công Chất trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh khỏi sự chiếm đóng của quân đội Phẻ. Ngoài ra, đền cũng là trung tâm của sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng của cộng đồng địa phương. Hằng năm, vào ngày 25 tháng 2 âm lịch, nhân dân tổ chức lễ hội tại đền thờ Hoàng Công Chất để kỷ niệm và tưởng nhớ công lao của ông. Đây không chỉ là dịp để người dân tôn vinh anh hùng Hoàng Công Chất mà còn là cơ hội để cả cộng đồng cùng nhau tham gia các nghi lễ, lễ hội truyền thống và các hoạt động văn hóa, tôn giáo.
Những điểm độc đáo của Đền Hoàng Công Chất
Đền Hoàng Công Chất gắn liền với di tích Thành Bản Phủ tại Điện Biên. Khi đến viếng thăm nơi đây, bạn còn có thể tham quan và khám phá nhiều điểm độc đáo tại đây, cụ thể:
- Thành Bản Phủ
Thành Bản Phủ là một di tích lịch sử quan trọng, được xây dựng vào năm 1758, sau khi nghĩa quân Hoàng Công Chất đánh bại quân Phẻ, chiếm đóng Mường Thanh. Thành có hình chữ nhật, chu vi khoảng 1.200m, chân thành rộng 15m, mặt thành rộng 5m, cao 15m, tường thành đắp bằng đất, dựa lưng vào sông Nậm Rốm. Thành gồm có các cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác, tất cả ngày nay đều được tôn tạo lại một phần để khang trang và bề thế hơn.
- Khuôn viên Đền
Tại đền Hoàng Công Chất, sau khi làm lễ dâng hương ở điện chính, bạn có thể đi tản bộ quanh khuôn viên đền để tham quan và chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Đặc biệt, ở phía sau đền có 2 hồ sen rộng lớn, tạo nên một khung cảnh thơ mộng. Bên cạnh đó, ở phía sau đền còn có một ban thờ tín ngưỡng của dân tộc ta và có gốc đa cổ thụ gần 200 năm đã bị gió quật ngã. Khu vực này cũng là nơi bà con địa phương thờ cúng thường xuyên dâng hương, lễ bái.
- Cây Đoàn Kết
Cây đoàn kết ở đền Hoàng Công Chất là một biểu tượng của tinh thần đoàn kết giữa nhân dân miền xuôi và đồng bào miền ngược. Cây có tuổi thọ hơn 200 năm, được trồng bởi thủ lĩnh Hoàng Công Chất và 2 vị tướng Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh. Cây gồm 3 loại cây là: cây đa, cây đề và cây si cùng trồng chung một gốc, cuốn lấy nhau.
Hơn 200 năm đã qua cùng với bao thăng trầm lịch sử, cây đoàn kết vẫn đứng sừng sững giữa đất trời, đại diện cho tinh thần đoàn kết các dân tộc trên mảnh đất Mường Then lịch sử này.
Di chuyển tới Đền Hoàng Công Chất bằng phương tiện gì ?
Để di chuyển đến đền Hoàng Công Chất, bạn có thể lựa chọn đi bằng xe khách. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn ô tô cá nhân để di chuyển nếu không muốn bị phụ thuộc vào lịch trình của nhà xe. Ngoài ra, nếu bạn là người yêu thích trải nghiệm du lịch phượt, xe máy cũng là phương tiện đáng để cân nhắc để di chuyển tới đền.
Nên đến Đền Hoàng Công Chất vào thời điểm nào trong năm?
Ngày 25/2 Âm Lịch hàng năm là hội Đền Hoàng Công Chất. Lễ hội gồm hai phần: Phần lễ nghiêm trang với các nghi thức truyền thống; phần hội với nhiều hoạt động văn nghệ, diễn xướng,... hấp dẫn. Do đó, vào nhân dịp này, tại đền Hoàng Công Chất đón rất nhiều lượt viếng thăm từ người dân địa phương và du khách thập phương. Bạn có thể cân nhắc đến viếng thăm đền vào thời gian này để trải nghiệm không khí lễ hội nơi đây.
Vừa rồi, Thời Tiết Số đã giới thiệu đến bạn những nét đặc sắc của đền Hoàng Công Chất. Hãy đọc thêm các bài viết cùng chuyên mục để cập nhật thêm các di tích lịch sử hấp dẫn khác nhé!